Danh mục
Trang chủ >> BÀI THUỐC HAY >> Công dụng chữa được bách bệnh của hoa thiên lý

Công dụng chữa được bách bệnh của hoa thiên lý

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

Thiên lý là loại cây được trồng và ra hoa vào mùa hè, không những toả hương thơm làm mát dịu cả không gian quanh nhà, mà còn là loại thực phẩm bổ dưỡng.

Hoa thiên lý vừa làm cây hoa vừa có thể sử dụng làm thực phẩm hàng ngày

Hoa thiên lý vừa làm cây hoa vừa có thể sử dụng làm thực phẩm hàng ngày

Theo như tin tức y dược nhận định, thiên lý có vị ngọt tính bình, giải nhiệt, có tác dụng an thần, làm ngủ ngon giấc, giảm tiểu đêm, đỡ mệt mỏi, đau lưng, có tính chống viêm… Còn trong y học hiện đại, thành phần dinh dưỡng có trong cây thiên lý bao gồm: chất xơ 3%, chất đạm 2,8%, và chất bột đường, các vitamin như C, B1, B2, PP và tiền tố vitamin A, cùng các khoáng chất cần cho cơ thể như calcium, phospho, sắt, đặc biệt là kẽm có hàm lượng khá cao. Không chỉ làm món ăn bổ dưỡng hay loài hoa để trang trí, hiện nay người ta đã sử dụng hoa thiên lý để chữa bách bênh, điển hình như một vài loại bệnh sau:

Hoa thiên lý có thể chữa được nhiều bệnh

Chữa bệnh trĩ, sa dạ con

Hiện nay cả Đông y và tây y có rất nhiều phương pháp để chữa bệnh trĩ, sa dạ con, nhưng nhiều người vẫn chuộng cách chữa bệnh trĩ bằng hoa thiên lý vì chúng rất lành tính, độc ít bổ nhiều, chưa kể đến giá thành lại rẻ cũng như rất dễ sử dụng. Thậm chí với nhiều phụ nữ trong quá trình mang thai hay bị táo bón cũng đều áp dụng cách này. Bạn chỉ cần lấy lá thiên lý giã đắp trực tiếp vào chỗ bị trĩ, kết hợp với uống 3 đến 4 bát nước lá thiên lý tươi, hoặc nấu canh ăn trực tiếp. Đây là bài thuốc hiệu nghiệm chữa bệnh sa dạ con các chị em có thể thực hiện thường xuyên đến khi nào bệnh khỏi thì thôi.

Tốt cho người hiếm muộn

Chất kẽm trong hoa thiên lý có tác dụng đẩy chì ra khỏi tinh dịch, chữa chứng vô sinh ở nam do thường xuyên tiếp xúc với chì. Cũng như theo các y sĩ y học Cổ truyền nhận định, hoa thiên lý giúp cải thiện tinh dịch là hoàn toàn đúng, từ xa xưa trong dân gian đã có câu “Thương chồng nấu cháo le le/ Nấu canh hoa lý, nấu chè hạt sen”. Ngoài sử dụng hoa thiên lý để nấu canh, chị em cũng có thể chế biến dưới nhiều món khác nhau như như hấp cách thủy, pha trà, luộc, nhưng cần chú ý khi chế biến không được nấu hoa thiên lý dưới nhiệt độ cao vì chúng dễ bị mất chất.

Hoa thiên lý có thể chế biến được thành nhiều món ăn khác nhau

Hoa thiên lý có thể chế biến được thành nhiều món ăn khác nhau

Hỗ trợ giảm cân

Hoa thiên lý cũng nằm trong 6 loại thảo dược giúp chị em giảm cân hiệu quả, vì có chứa một lượng lớn chất xơ và chất diệp lục giúp cơ thể dễ dàng trao đổi chất hơn, từ đó làm giảm việc hấp thụ chất béo từ lượng thức ăn, đồng thời gây cảm giác mau no. Ngoài ra, hoa thiên lý còn chứa một lượng calo khá lớn nên bạn có thể sử dụng hoa thiên lý vào trong thực đơn giảm cân hàng ngày.

Chữa mất ngủ, nóng trong người

Một trong những bài thuốc nam có hướng dẫn cách sử dụng hoa thiên lý để trị chứng mất ngủ và rôm xảy ở trẻ nhỏ như dùng hoa thiên lý nấu với cá diếc đồng ngày ăn 1 bát, hoặc không có cá diếc có thể nấu canh với thịt nạc nhưng không cho dầu, mỡ. Đới với trẻ con, có thể xay thật nhỏ cánh hoa thiên lý ra lấy nước nấu cùng cháo hoặc bột, cho trẻ ăn ngày 2 lần. Sau 1 tuần bệnh rôm xảy ở trẻ sẽ chấm dứt. Với vị ngọt, tính bình, giải nhiệt, hoa thiên lý còn được coi như vị thuốc an thần tốt cho cả người già và trẻ nhỏ.

Chính vì có nhiều công dụng nên hiện nay cả Đông y lẫn tây y đều khuyên sử dụng thiên lý trong cuộc sống hàng ngày, không chỉ với những người bị bệnh mà cả với người bình thường cũng đều có thể sử dụng hoa thiên lý vì chúng rất tốt cho sức khỏe, phòng chống được nhiều bệnh.

Nguyễn An – thuocnam.edu.vn

Nguồn theo Y tế Việt Nam

Có thể bạn quan tâm

Những vị thuốc Đông Y tăng cường sức đề kháng mùa thu

Mùa thu với sự thay đổi đột ngột từ thời tiết nóng sang lạnh dễ làm cơ thể suy yếu, tăng nguy cơ mắc các bệnh hô hấp như cảm cúm và viêm họng. Việc tăng cường sức đề kháng trong thời điểm này là rất quan trọng để bảo vệ sức khỏe.