Bệnh gút xảy ra khi có quá nhiều axit uric tích tụ trong cơ thể. Bệnh gút là bệnh lý rối loạn chuyển hoá chất purine làm tăng lượng acid uric trong máu, dẫn đến ứ đọng tinh thể muối urát tại khớp gây viêm khớp. Chị Hải Yến được thừa kế bài thuốc nam 3 đời của gia đình chữa khỏi 100% bệnh gút.
Cô Dương Thị Hải Yến (41 tuổi, trú tại thôn Cao Đường, xã Cao Dương, huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình) là giáo viên dạy ngoại ngữ cấp I trường làng, song được thừa kế bài thuốc nam 3 đời của gia đình. Ngoài những giờ lên lớp, cô lại cùng gia đình miệt mài tìm những cây thuốc nam kết hợp thành những bài thuốc chữa bệnh, cứu người. Nhiều bệnh nhân đã được cô chữa khỏi, trong đó mọi người biết đến nhiều nhất là bài thuốc chữa bệnh gút (gout) hiệu quả.
Từ bài thuốc mà ông bà truyền lại – chủ yếu vẫn dùng phương pháp truyền thống sắc uống, cô đã cùng các anh em trong gia đình chồng nghiên cứu và bào chế thành công nhiều bài thuốc bằng cách chiết xuất rồi cô lại thành dạng viên nén vừa dễ sử dụng cho người bệnh, vừa tiết kiệm thời gian, đặc biệt hiệu quả mang lại cũng hơn hẳn. Hiện nay, người em chồng ở Hải Dương đã mạnh dạn sử dụng phương pháp mới của cô Yến và đem lại hiệu quả trong việc chữa trị bệnh trên thực tế.
Bài thuốc gia truyền theo phương pháp Y học cổ truyền của gia đình cô Yến có thể chữa được các bệnh: Dạ dày, máu, gan nhiễm mỡ, viêm khớp và xơ gan, nhưng hiệu quả hơn cả vẫn là bài thuốc chữa bệnh gút. “Không phải ai uống cũng khỏi hoàn toàn, nhưng gia đình tôi có thể chữa được từ 60-70%, giúp người bệnh gút thuyên giảm và nếu kiên trì thì có thể khỏi bệnh” – cô Yến cho biết.
Về bài thuốc chữa bệnh gút, cô Yến cho biết: “Bệnh gút là bệnh lý rối loạn chuyển hoá chất purin làm tăng lượng acid uric trong máu, dẫn đến ứ đọng tinh thể muối urát tại khớp gây viêm khớp. Biểu hiện lâm sàng đặc trưng của người bị mắc gút là sưng tấy, nóng, đỏ, đau dữ dội tại một hay nhiều khớp”.
Cô cùng gia đình nghiên cứu nhiều loại thảo dược mà gia đình hay sử dụng trong việc chữa trị, rồi kết hợp chúng lại với nhau với thành phần chính là các cây đơm mít, củ bối hạt, cùn ní, vỏ bưởi, hạt chuối sứ, củ ráy tía, củ sơn thục, củ khúc khắc, lá lốt, dây tơ hồng, cà gai leo, củ tỏi đỏ và cây bồ công anh.
Bài thuốc nam hay chữa dứt điểm bệnh gút
Tác dụng chung của những vị thuốc này là chống viêm và bài trừ thấp khớp. Ngoài ra, thuốc còn có chức năng bồi bổ khí huyết, từ đó sản sinh ra hoạt chất bôi trơn các khớp xương, giúp cơ thể vận động thoải mái, dễ dàng. Người bị gút biểu hiện rõ nhất ở việc đau các khớp chân, tay. Chính vì vậy, công dụng cơ bản của bài thuốc chính là kháng viêm khớp, giúp lợi gân cốt.
Cách thức sử dụng bài thuốc rất đơn giản: Sau khi đem phơi khô rồi bốc thành thang cho vào sắc, cứ 3 bát nước thì đun lấy 1 bát và uống đều sau bữa ăn. Sau một thời gian, nhiều bệnh nhân thấy bệnh chuyển biến chậm, hỏi ra mới biết do công việc bận rộn nên nhiều khi quên hoặc bỏ bê việc uống thuốc. Để khắc phục vấn đề này, gia đình cô Yến đã bào chế thành dạng viên cho người bệnh dễ sử dụng. Tùy theo cơ địa mỗi người và theo bệnh nhẹ hay nặng mà có thể uống từ 15-20 viên/ngày.
Có một vấn đề mà những người dùng thuốc nam phải biết rõ, đó là tác dụng của thuốc nam không thể “uống ngày trước, ngày sau lành bệnh”, do đó đòi hỏi bệnh nhân phải kiên trì điều trị. Thông thường, bệnh nhân uống thuốc trong vòng 1-2 tháng sẽ cho kết quả khả quan như vận động chân tay ít đau, khớp xương không bị sưng tấy.
Điều quan trọng nhất đối với người bị bệnh gút phải tuyệt đối không ăn thịt chó, đồ hải sản, thịt bò và nội tạng động vật, bởi những thực phẩm này chứa hàm lượng đạm cao, gây nguy cơ mắc bệnh nặng hơn. Thay vào đó, người bệnh nên ăn nhiều rau quả, tăng cường uống nước và vận động nhẹ tuỳ theo sức khoẻ bản thân để khí huyết lưu thông đều đặn.
Bà Vũ Thị Mai – Trạm trưởng Trạm y tế xã Cao Dương – cho biết: “Gia đình cô Dương Thị Hải Yến được thừa kế bài thuốc nam gia truyền từ đời ông cha. Gút là một trong những căn bệnh mà y học hiện đại đang rất khó khăn trong việc điều trị dứt điểm. Theo tôi, trong trường hợp những bài thuốc quý dân gian có thể chữa khỏi, ta nên kết hợp chữa bằng nhiều phương thức, miễn sao hiệu quả và nhất là ít tốn kém về kinh tế”.
Theo Báo Lao Động