Viêm dây thanh quản là bệnh phổ biến, nhiều người chọn bài thuốc dân gian vì tính đơn giản và dễ thực hiện tại nhà. Tuy nhiên, liệu chúng có hiệu quả và cần lưu ý gì khi sử dụng?
- Những phương pháp Đông y hiệu quả trong điều trị đau thần kinh tọa
- Công dụng và cách sử dụng xuyên tâm liên an toàn hiệu quả

Triệu chứng viêm dây thanh quản
Dây thanh quản bình thường có chức năng đóng mở nhịp nhàng để tạo ra âm thanh. Tuy nhiên, khi bị viêm, các dây thanh quản có thể bị sưng, khiến âm thanh bị biến dạng. Vì vậy, giọng nói của người bệnh trở nên yếu, khàn, thậm chí có thể mất giọng.
Bác sĩ giảng viên Cao đẳng Y Dược chia sẻ, viêm dây thanh quản có thể chia thành 2 dạng: cấp tính và mạn tính. Viêm thanh quản cấp tính thường xảy ra do virus, vi khuẩn, viêm Amidan hoặc la hét quá mức, trong khi viêm mạn tính thường do tiếp xúc lâu dài với hóa chất, viêm mũi xoang, trào ngược axit dạ dày hay lạm dụng giọng nói.
Thông thường, viêm dây thanh quản có các triệu chứng rõ rệt trong khoảng 5-7 ngày, bao gồm:
- Giọng nói khàn, yếu, dễ hụt hơi.
- Đôi khi mất giọng.
- Ho nhiều và có cảm giác cần phải hắng giọng.
- Cảm giác vướng trong họng và khó nuốt.
Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh có thể gây biến chứng nghiêm trọng. Các triệu chứng nghiêm trọng cần đến khám bác sĩ bao gồm: khó thở, khó nuốt, chảy dãi, khò khè, giọng như bị bóp nghẹt, và sốt.
Các bài thuốc dân gian chữa viêm dây thanh quản
Để cải thiện tình trạng viêm dây thanh quản, nhiều người đã áp dụng các bài thuốc dân gian từ nguyên liệu tự nhiên. Dưới đây là một số bài thuốc đơn giản và hiệu quả được bác sĩ giảng viên lớp Y học cổ truyền từ Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn chia sẻ:
- Trà ấm với mật ong: Trà ấm giúp giảm cảm giác đau rát họng, trong khi mật ong có tác dụng giảm ho và làm dịu cổ họng. Trà hoa cúc đặc biệt hiệu quả trong việc giảm viêm và hỗ trợ hệ miễn dịch.
- Gừng: Là một dược liệu dễ tìm và rất tốt cho sức khỏe, gừng có khả năng làm dịu cơn ho và giảm cảm giác khó chịu trong họng. Bạn có thể thêm gừng tươi vào món ăn hàng ngày hoặc dùng gừng làm trà để cải thiện tình trạng viêm.
- Tỏi: Tỏi chứa allicin, một chất có tác dụng kháng khuẩn, kháng virus và làm dịu cổ họng. Bạn có thể nướng một tép tỏi, nghiền và uống với nước ấm, hoặc trộn tỏi đập dập với mật ong, chưng cách thủy để uống.
- Trà cây du trơn với chanh: Trà từ rễ và vỏ cây du trơn giúp làm dịu cổ họng, khi kết hợp với chanh sẽ giúp tăng cường miễn dịch và đẩy nhanh quá trình phục hồi viêm dây thanh quản.
- Khế chua: Với vị chua và tác dụng giải nhiệt, khế chua là một bài thuốc hiệu quả giúp giảm triệu chứng viêm dây thanh quản. Bạn có thể thái khế thành lát, ngâm với đường và uống nước từ hỗn hợp này.
- Giá đỗ: Giá đỗ có tác dụng làm dịu cổ họng, giảm khàn tiếng và đau họng. Bạn có thể kết hợp giá đỗ với gừng tươi và muối để tạo thành một loại nước uống giúp cải thiện tình trạng viêm.
Những bài thuốc dân gian trên có thể giúp cải thiện triệu chứng viêm dây thanh quản một cách tự nhiên và hiệu quả, nhưng cần lưu ý rằng chúng chỉ mang tính chất hỗ trợ. Để đảm bảo sức khỏe, người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ và tuân thủ chỉ định điều trị chuyên môn.

Một số lưu ý khi điều trị viêm dây thanh quản
Để tăng hiệu quả điều trị, người bệnh cần chú ý một số điểm sau:
- Tránh nói to, la hét, vì điều này sẽ làm tình trạng viêm trở nên nghiêm trọng hơn. Hãy cho cổ họng thời gian nghỉ ngơi để phục hồi.
- Sử dụng máy tạo độ ẩm để giữ ẩm cho không khí, tránh làm cổ họng bị kích thích, đặc biệt khi tiếp xúc với thời tiết hanh khô. Nếu không có máy, bạn có thể tắm nước ấm.
- Tránh uống rượu và hút thuốc, vì chúng có thể làm mất nước trong cơ thể, gây khô họng và làm trầm trọng thêm tình trạng viêm.
Những bài thuốc đông y trên chỉ mang tính tham khảo và không thể thay thế cho việc kiểm tra sức khỏe và điều trị y khoa. Vì vậy, khi gặp phải các triệu chứng bất thường, người bệnh nên đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.