Hoàng đằng là một loại cây thuộc họ Tiết dê, đây là một loại cây thuốc – vị thuốc Đông y được các bác sĩ lương y tại Trường Cao đẳng Y dược TPHCM vận dụng vào nhiều bài thuốc chữa bệnh vô cùng hiệu nghiệm.
- Dùng khoai lang để chữa bách bệnh liệu bạn đã biết
- Khám phá những công dụng trị bệnh tuyệt vời từ cây Niệt gió
- Tìm hiểu công dụng chữa bệnh của cây thuốc Vọng giang nam
Hoàng đằng thường mọc tự nhiên ở các vùng núi ẩm mát
Hoàng đằng và một vài thông tin cần biết
Hoàng đằng hay còn được gọi với tên khác là nam hoàng liên hay dây vàng, có tên khoa học là Fibraurea tinctoria Lour. Dây leo to có rễ và thân già màu vàng. Lá mọc so le, rộng 4-10cm, dài 9cm-20cm, cứng, nhẵn; phiến lá bầu dục, đầu nhọn, gốc lá tròn hay cắt ngang, có ba gân chính rõ, cuống dài, hơi gần trong phiến, phình lên ở hai đầu. Hoàng đằng thường ra hoa vào tháng 5 đến tháng 7 hằng năm, hoa nhỏ, màu vàng lục, đơn tính, khác gốc, mọc thành chùy dài ở kẽ lá đã rụng, phân nhánh hai lần, dài 30cm-40 cm. Hoa có lá đài hình tam giác; hoa đực có 6 nhị, chỉ nhị hơi hẹp và dài hơn bao phấn; hoa cái có 3 lá noãn. Quả hạch hình trái xoan, khi chín màu vàng.
Theo Đông y, Hoàng đằng có tính lạnh, vị đắng; có tác dụng thanh nhiệt, sát trùng, tiêu viêm. Palmatin có công năng ức chế đối với các vi khuẩn đường ruột. Theo dân gian thường dùng hoàng đằng để trị chữa các loại sưng viêm, chữa đau mắt, sốt rét, Kiết lỵ, viêm ruột ỉa chảy, viêm tai, lở ngứa ngoài da và cũng dùng làm thuốc bổ đắng. Ngày dùng 6-12g sắc uống và nấu nước rửa ngoài. Còn dùng dưới dạng thuốc bột, thuốc viên hay thuốc nhỏ mắt.
Thành phần hóa học có trong cây hoàng đằng
Các giảng viên khoa Cao đẳng Xét nghiệm tại Trường Cao đẳng Y dược TP HCM cho biết Hoạt chất trong Hoàng đằng là alcaloid mà chất chính là palmatin 1%-3,5% và một ít columbamin, jatrorrhizin và berberin.
Bài thuốc chữa bệnh áp dụng với cây hoàng đằng
Tìm hiểu công dụng chữa bệnh kỳ diệu từ cây Hoàng đằng
- Trị viêm đường tiết niệu, viêm gam virus, viêm phế quản, bạch đới, viêm tai trong và hội chứng lỵ: Hoàng đằng, Mộc thông, Huyết dụ, mỗi vị 10-12 g, sắc lấy nước uống.
- Chữa Mắt sưng đỏ hoặc có màng: Hoàng đằng 4g, phèn chua chút ít, tán nhỏ, chưng cách thủy gạn lấy nước trong mà nhỏ mắt. Hoặc dùng bột palmatin chlorhydrat pha chế thành thuốc nước để nhỏ mắt. Có khi người ta phối hợp Hoàng đằng với Hoàng liên nấu thành thuốc chữa đau mắt.
- Trị viêm tai có mủ: Bột Hoàng đằng 20 g trộn với phèn chua 10g, thổi dần vào tai ngày 2-3 lần.
- Chữa đau mắt sưng đỏ, chảy nước mắt: Hoàng đằng 8g, Mật mông 9g, Cúc hoa, Kinh giới, Long đởm thảo, Phòng phong, Bạch chỉ mỗi vị 4g, Cam thảo 2 g. Sắc uống ngày một thang. Uống khoảng 3 – 5 thang. (Kinh Nghiệm Dân Gian).
- Trị kiết lỵ: Người ta còn dùng bột Hoàng đằng và cao Mức hoa trắng, hoặc phối hợp cao Hoàng đằng và cao Cỏ sữa lá lớn làm thuốc viên chữa kiết lỵ.
- Trẻ em người nóng da nổi mụn như cơm cháy. Dùng Hoàng đằng nấu nước loãng tắm ngày 1 – 2 lần. (Kinh nghiệm Lương Y Uông Nhuyến).
- Trị kẻ chân viêm lở chảy nước ngứa: Hoàng đằng 10g -20 g, Kha tử 10 g, hai vị giả nhỏ sắc lấy nước đặc ngâm ngày 1 – 2 lần. (Kinh Nghiệm Dân Gian).
- Trị viêm ruột kiết lỵ:. Hoàng đằng 14g, Cỏ sữa lá lớn 20 g, lá mơ 20g sắc lấy nước uống. (Kinh Nghiệm Dân Gian).
Theo nguyên cứu của dược sĩ Lê Thị Thanh Nhàn hiện đang là giảng viên Cao đẳng Dược TPHCM khuyến cáo với các bạn đọc rằng đối với những người tỳ Vị hư hàn, huyết lạnh không dùng hoàng đằng để điều trị bệnh.