Vọng giang nam là một loại cây thuộc họ vang còn được gọi với một số tên khác là Cốt khí muồng hay dương giác đậu…Đây là một cây thuốc – vị thuốc với nhiều công dụng chữa bệnh thần kỳ.
- Cây cúc tần bài thuốc dân gian chữa bách bệnh
- Bỏ túi bài thuốc chữa bệnh xơ gan từ dược liệu thiên nhiên
- Ngạc nhiên với công dụng chữa bệnh của cây Khế
Vọng giang nam là loại cây chủ yếu mọc hoang
Sơ lược thông tin về cây Vọng giang nam
Các lương y tại Trường Cao đẳng Y dược TP HCM cho biết Vọng giang nam có tên khoa học là Cassia occodentalis L. Vọng giang nam là một dạng cây nhỏ cao khoảng 0.6m-1 m, thân phía dưới hóa gỗ. Toàn thân nhẵn, không có lông, lá mọc so le , kép lông chim chẵn, lá chét 4cm-9cm, mọc đối, hình trứng thuôn, không cuống, phiến lá lệch ở phía cuống, toàn lá dài 20 cm. Hoa ở kẽ lá hay đầu cành, màu vàng nhạt, mọc thành chùm. Quả giáp, dài 6cm-10cm, rộng tới 7mm, hơi hình cung, giữa các hạt hẹp lại làm cho quả trông có dáng gồm rất nhiều đốt nối nhau. Hạt dẹt hình trứng rộng 3mm, dài 4mm, xếp chồng lên nhau theo chiều dọc. Vỏ cứng nhẵn bóng.
Theo y học cổ truyền, Vọng giang nam có tính bình, vị mặn, có độc có công dụng thanh can, khử phong, ích thận, sáng mắt, nhuận tràng, thông tiện. Dân gian thường dùng để chữa một số bệnh như thong manh có màng, mắt đỏ, nhiều nước mắt, đầu nhức, đại tiện táo bón.
Vọng giang nam và một số thành phần hóa học
Theo tìm hiểu của các giảng viên khoa Cao đẳng Xét nghiệm tại Trường Cao đẳng Y dược TP HCM cho biết trong cây Vọng giang nam có một số thành phần hóa học như :
- Trong vọng giang nam có chất antraglucozit gọi là emođin, tanin, chừng 36 % chất nhầy, 2,55% chất béo, 4,33 % tro.
- Trong hạt, Heckel đã nghiên cứu thấy: Độ ẩm 8,855 %, chất béo và chất màu tan trong clorofoe 1,150%, chất béo và chất màu tan trong ête dầu hoả 1,60%, chất màu và ít tanin 5,022%, chất pectin, glucoza 0,738%, gôm, chất nhầy 15,734%, chất anbuminoit tan 6,536 %, chất anbuminôit không tan 2,216%.
- Trong lá cũng có chất emođin, hợp chất hydrat cacbon và flavonozit như vitexin. Toàn cây có tanin, chất béo và chất nhầy.
- Trong lá có dianthronic heterozit (C. A., (969, 70, 84918m). Trong vỏ quả có C-glucozit của apigenin (C. A., 1969, 70, 84918m).
- Trong hạt có physcion C16H1205 (J. Am. Pharm. Assoc., 1957, 46, 271; c. A. 1969, 70, 84918m) physcion-1-glucozit , C22H22O10 (Experientiơ, 1971, 43), l,8-dihydroxy-2-metylanthraquinon, 1,4,5- trihydroxy-3-metyl-7-metoxy anthraquinon (.Experientia 1974, 30, 850), N-metylmorpholin (C.A, 1971, 74, 50512s) galactomannan (J. chem. 1973, 11, 1134).
- Trong rễ có cassiollin C17H12O6, chrysophanol C15H10O4, xanthorin , 1,4,5-trihydroxy-2 metoxy – 7methylanthraquinon,Cl6H1206. islandixin -1,4,5 trihydroxy-2- metylanthraquinon C15H10P5 1,4,5,- trihydroxy -7 metylanthraquinon helminthosporin C15H10O5 (Indian J. Chem., 1974, 12, 1042).
Một số bài thuốc chữa bệnh áp dụng với cây Vọng giang nam
Vọng giang nam với nhiều công dụng tốt cho sức khỏe con người
- Chữa huyết áp cao, đau đầu, táo bón: Dùng hạt vọng giang nam 15-30g rang và xay, nấu nước uống.
- Chữa đau đầu kéo dài Lấy 30g lá vọng giang nam, 240g thịt lợn nạc, thêm muối, nấu ăn như canh.
Ngoài những lợi ích mang lại của cây Vọng giang nam các lương y tại Trường Cao đẳng Y dược TP HCM cũng lưu ý với các bạn đọc rằng đối với những người bị tiêu chảy và Phụ nữ đang trong thời kỳ mang thai không nên dùng Vọng giang nam để trị bệnh.