Danh mục
Trang chủ >> TIN TỨC Y DƯỢC >> Suy nghĩ về Cao đẳng Điều dưỡng, về nghề thầy thuốc của một tân sinh viên

Suy nghĩ về Cao đẳng Điều dưỡng, về nghề thầy thuốc của một tân sinh viên

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 4,00 out of 5)
Loading...

Có thể nói khi đã chấp nhận khoác lên người chiếc áo trắng blue trắng thì đồng nghĩa với việc bản thân các bạn đã gánh lên vai một phần trách nhiệm của mình đối với xã hội.

Người thầy thuốc luôn mang trên mình hai chữ Y đức

Nói đến thầy thuốc người ta luôn đi kèm với những vấn đề y đức rồi so sánh y đức của người thầy thuốc xưa và nay nhưng họ lại không biết rằng hình ảnh đó đã không còn giống nhau.

Y đức của người thầy thuốc xưa

Hình ảnh về người thầy thuốc ngày xưa luôn đi kèm với những từ ngữ hoa mỹ, những văn hoa về Y đức. Dù có là một thầy thuốc hay một ông lang thì đều đảm nhiệm tất cả những công việc phục vụ cho việc chữa bệnh của người dân như chuẩn đoán bệnh, chăm sóc, điều trị và ngay cả đến tư vấn, trấn an bệnh nhân. Việc chuẩn đoán của những người thầy thuốc xưa cũng được thực hiện đơn giản bằng cách bấm mạch, bấm huyệt, nhìn sờ bên ngoài. Việc chuẩn đoán đúng hay sai cũng chỉ mình thầy biết, điều trị cũng không tốn kém, thuốc men có cây nhà lá vườn, tự sao tẩm, tự pha chế…Hầu hết mỗi thầy thuốc đều có một vườn dược liệu riêng để phục vụ cho việc điều trị bệnh nhân. Người dân nghèo hay người giàu thì đều có sử dụng một phương pháp điều trị giống nhau.

Nếu như thầy thuốc điều trị được khỏi bệnh cho bệnh nhân thì được coi là ân nhân cứu mạng, còn nếu không chữa khỏi thì nguyên nhân là do bệnh nặng, không chữa được. Ngày xưa họ quan niệm người thầy thuốc là người nắm giữ sự sống, sức khoẻ của mọi người, mọi người cần phải chịu ơn. Vì vậy hình ảnh thầy thuốc ngày xưa luôn được đề cao và coi trọng.

Hình ảnh người thầy thuốc ngày nay

Người thầy thuốc xưa và nay khác nhau nhiều lắm

Theo tin tức ngành dược, Ngày nay khi bệnh nhân đến bệnh viện không phải với tư cách là người cầu xin hay mong muốn bác sĩ ban ơn cho để cứu được một mạng người mà ngày nay họ đến bệnh viện là để sử dụng dịch vụ y tế, việc cung cấp dịch vụ y tế đó không còn là trách nhiệm của một người nữa mà là cả một tập thể. Việc chuẩn đoán bệnh hiện nay cũng không còn là việc sờ, nghe, bắt mạch…mà là việc xét nghiệm, nội soi, siêu âm,…và nhiều những phương pháp hiện đại khác. Việc điều trị cũng khác đi rất nhiều, không phải những loại thuốc bốc, cao hay ấn huyệt mà là thiết bị kỹ thuật, thuốc men, vật lý trị liệu…

Khác với thầy thuốc ngày xưa, thầy thuốc ngày này là bao gồm cả một hệ thống, không phải là riêng cá nhân một ai, thầy thuốc bao gồm bác sĩ, dược sĩ, kỹ thuật viên, điều dưỡng viên, hộ lý, thậm chí ngay cả hệ thống quản lý hành chính. Ngoài ra không phải những người thực hiện công việc trong bệnh viện mới được gọi là thầy thuốc mà ngay cả những giáo sư, cán bộ, nhà di truyền học, nhà dịch tễ học…những người hằng đêm nghiên cứu để tìm ra những phương pháp điều trị và giải pháp loại bỏ bệnh tật trên cơ thể người.

Mối quan hệ giữa bác sĩ và bệnh nhân

Bác sĩ là một thành viên trong một tổ chức Y tế, đóng vai trò trung tâm và là người trực tiếp điều trị cho bệnh nhân, sử dụng những kiến thức của mình để đưa ra một phác đồ điều trị phù hợp nhất sao cho mang lại hiệu quả điều trị tốt nhất cho bệnh nhân, phù hợp với điều kiện thực tế của bệnh nhân.

Bên cạnh bác sĩ luôn có những điều dưỡng viên hỗ trợ công việc, nếu như ngày xưa người thầy thuốc chỉ một mình thì bây giờ có cả một hệ thống chữa trị bệnh. Ngày nay, những kỹ năng thăm khám của bác sĩ nhường cho những thiết bị máy móc chuẩn đoán mới, nếu như ngày xưa người thầy thuốc được phép lựa chọn phương pháp điều trị thì ngày nay quyền đó lại thuộc vệ bệnh nhân, được phép lựa chọn giải pháp sao cho phù hợp nhất về vấn đề kinh tế.

Không giống như những cây thuốc trong vườn, bác sĩ không thể tự quyết được phương pháp điều trị cho bệnh nhân. Có những thứ thuốc đặc trị hay những giải pháp tối ưu mà giá lại quá cao, đòi hỏi bắt buộc phải thông qua ý kiến bệnh nhân. Nhưng việc điều trị là nhu cầu bệnh nhân, ai cũng muốn lựa chọn một giải pháp tốt nhất để điều trị bệnh nhưng câu hỏi đặt ra phải làm cách nào? Đơn giản chỉ cần có tiền.

Mối quan hệ giữa thầy thuốc và bệnh nhân hiện nay cần phải được hàn gắn

Là một tân sinh viên học Cao đẳng Điều dưỡng, những kiến thức về ngành thầy thuốc trên dường như vẫn quá ít ỏi bởi hiện nay có quá nhiều mâu thuẫn giữa bệnh nhân và thầy thuốc. Bệnh nhân không thông cảm hay bác sĩ không tận tâm? Nó trở thành một rào cản ngăn cách giao tiếp giữa hai bên. Chức năng của một người Điều dưỡng là hỗ trợ bác sĩ, tương lai cũng là người trực tiếp chăm sóc bệnh nhân, vậy chúng tôi là những sợi dây nối, gắn kết tình cảm giữa bác sĩ và bệnh nhân?

Có quá nhiều trường hợp xảy ra tại nơi điều trị bệnh. Bác sĩ có thể tận tâm, cho không những kiến thức, công sức của mình nhưng bác sĩ không thể cho không những thứ như thuốc men, máy móc điều trị, phương pháp hiện đại…Chính vì vậy người bệnh chỉ có thể đòi hỏi ở bác sĩ sự thấu hiểu, sự quan tâm, kiến thức và sự ân cần…

Ngày nay dù bạn tốt nghiệp Đại học hay học Cao đẳng Y Dược thì đối với bệnh nhân tất cả đều có trách nhiệm như nhau, không phân biệt và họ có thể tấn công trực tiếp thầy thuốc ngay tại phòng cấp cứu, đập phá nhà riêng của bác sĩ, đâm chết đánh chết bác sĩ…Chính vì vậy tại sao ở nước ngoài luôn lấy dịch vụ rất cao không phải để chi trả cho việc điều trị mà còn bảo hiểm cho những rủi ro có thể xảy ra

Mối quan hệ giữa thầy thuốc và bệnh nhân xưa và nay đã không còn giống nhau nữa. Sau những vụ tai biến Y khoa, đâu đây vẫn văng vẳng những câu nói mỉa mai về trình độ cũng như Y đức của người thầy. Người bác sĩ cả đời chưa mắc lỗi sai bao giờ, cứu sống hàng ngàn mạng người nhưng chỉ một sai sót nhỏ cũng khiến mọi thứ trở thành bong bóng. Bởi xã hội họ chỉ dành thời gian soi móc cái sai, còn những thành công làm được thì không bao giờ nghĩ đến.

Nguồn: Suy nghĩ của một tân sinh viên Cao đẳng Điều dưỡng về nghề thầy thuốc

Nguồn theo Y tế Việt Nam

Có thể bạn quan tâm

Tuyển sinh Bác sĩ Y học cổ truyền năm 2023 và miễn 100% học phí

Đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe về đào tạo khối ngành sức khỏe theo ...