Ngải cứu là loại rau, loại cây thuốc rất dễ trồng và khá phổ biến. Mặt khác, ngài cứu còn có những công dụng tuyệt vời như điều kinh, trị mụn, làm đẹp…
- Cây hoa cúc vạn thọ: Những tác dụng trị bệnh tuyệt vời
- Điểm danh 6 cây thuốc nam chữa bệnh đau nhức xương khớp
- Điểm danh 7 cây thuốc nam chữa bệnh dạ dày hiệu quả
Ngải cứu có những công dụng gì trong đời sống hàng ngày?
Nhưng tác dụng tuyệt vời từ cây ngải cứu
Chính vì những tác dụng tuyệ vời của ngải cứu, nhiều người sử dụng ngải cứu để chữa những bệnh đơn giản mà mình gặp phải để thay thuốc tây hay mỹ phẩm.
Điều kinh
Cách làm: Một tuần trước ngày kinh dự kiến, mỗi ngày lấy 6-12 gam (tối đa 20 gam) sắc với nước hoặc hãm với nước sôi như trà, chia làm 3 lần uống trong ngày. Có thể uống dưới dạng bột (5 – 10 gam) hay dạng cao đặc (1-4 gam). Nếu kinh nguyệt không đều thì hàng tháng đến ngày bắt đầu kỳ kinh và cả những ngày đang có kinh, lấy ngải cứu khô 10 gam, thêm 200 ml nước, sắc còn 100 ml, thêm chút đường để uống, chia 2 lần/ngày. Theo tìm hiểu của trang tin tức Y Dược, có thể uống liều gấp đôi, cũng 2 lần/ngày. Sau 1-2 ngày sẽ thấy hiệu quả, người đỡ mệt, máu kinh đỏ và ít hơn.
Trị mụn, mẩn ngứa
Cách làm: Lấy lá ngải cứu tươi giã nát, đắp lên mặt, để khoảng 20 phút, rồi rửa lại mặt, làm liên tục như vậy sẽ có làn da trắng sáng hồng. Với trẻ em thường hay bị rôm sảy thì lấy lá ngải cứu xay nát rồi lọc lấy nước cho trẻ tắm.
Giúp an thai
Thai phụ đang trong quá trình thai nghén nếu thấy xuất hiện triệu chứng đau bụng, ra máu.
Lấy 16 gam lá ngải cứu tươi, 16 gam lá tía tô. Đem sắc cùng với khoảng 600 ml nước, đến khi cô lại còn 1 bát nước nhỏ, uống 3-4 lần 1 ngày. Nước ngải cứu sắc theo cách này có tác dụng an thai mà vẫn an toàn với em bé, nên bạn có thể an tâm sử dụng.
Ngải cứu được coi là cây thuốc – vị thuốc trị gai cột sống từ ngải cứu được kết hợp với mật ong. Rửa sạch ngải cứu, giã nát, cho thêm 2 thìa mật ong và vắt lấy nước uống. Thực hiện uống liên tục trong 1-2 tuần.
Sơ cứu vết thương
Cách làm:
Lá ngải cứu tươi giã nát, thêm vào 1/3 muỗng cà phê muối, rồi vo gọn đắp lên vết thương đang chảy máu. Ngải cứu có tác dụng cầm máu nhanh, giảm đau nhức ở vết thương.
Nhưng tác dụng tuyệt vời từ cây ngải cứu
Lưu ý:
Các bài thuốc sử dụng với ngải cứu có thể được kết hợp với các vị thuốc khác như ích mẫu trị điều kinh, lá bưởi, khuynh diệp trị đau đầu và cảm cúm… tận dụng được các nguyên liệu từ vườn nhà điều trị các bệnh đơn giản đạt hiệu quả cao.
Tuy nhiên sử dụng ngải cứu quá nhiều có thể hại gan, ngộ độc, ảnh hưởng đến thần kinh và dễ sảy thai trong 3 tháng đầu bạn cần phải chú ý khi sử dụng.
Nguồn: thuocnam.edu.vn