Thăng ma là một loại cây thảo mọc hoang phân được xem là cây thuốc- vị thuốc quý với vô số lợi ích tốt cho sức khỏe con người được các bác sĩ y học cổ truyền vận dụng vào nhiều bài thuốc chữa bệnh hữu ích.
- Ngạc nhiên với công dụng chữa bệnh tuyệt vời từ cây Nghệ
- Bật mí công dụng chữa bệnh cự kì “nhạy” của húng chanh
- Trị ho hiệu quả bằng các bài thuốc dân gian
Công dụng chữa bệnh bất ngờ từ cây Thăng ma
Thông tin cần biết về cây thăng ma
Thăng ma hay còn được gọi với tên khác Châu ma, kê cốt thăng ma…có tên khoa học là Cimicifuga foetida L, thuộc họ Mao Lương (Ranunculacae). Cây thảo, sống lâu năm, cao độ 1m-1,3m, lá kép hình lông chim, lá chét thuôn, có chỗ khía và có răng cưa, đầu nhọn. Hoa tự hình chùm. Trục hoa tự mang nhiều hoa màu trắng, có cuống. Mọc ở miền núi thuộc các tỉnh Thiểm Tây, Tứ Xuyên và các vùng đông bắc Trung Quốc.
Theo y học cổ truyền, thăng ma có vị đắng, ngọt, hơi hàn, không độc có công dụng Hành dương, vận kinh. Năng giải Tỳ Vị cơ nhục gián nhiệt;Tiêu ban chẩn, hành ứ huyết; Tuyên độc, thăng dương, thấu chẩn, cử hãm.
Thành phần hóa học có trong cây thăng ma
Theo chia sẻ của các giảng viên khoa Cao đẳng Xét nghiệm tại Trường Cao đẳng Y dược TP HCM cho biết trong thăng ma có chứa một số thành phần hóa học như Isoferulic acid, Caffeic acid; Cimifugin (Kiyoshi Hata và cộng sự, Chem Pharm Bull; Norvi Snagin; Norvi snagin, Visnagin, Visammiol; Cimicilen; Cimigenol, Cimigenyl xyloside, Dahurinol; Cimicifugoside.
Thăng ma và một số tác dụng dược lý
Nước chiết xuất Thăng ma có tác dụng hạ nhiệt, giảm đau, chống viêm, chống co giật, giải độc; Dịch chiết thăng ma có tác dụng ức chế tim, hạ huyết áp, làm chậm nhịp tim, ức chế ruột và tử cung cô lập có thai nhưng lại gây hưng phấn bàng quang và tử cung không có thai; Nước sắc Thăng ma có tác dụng ức chế vi khuẩn lao và một số nấm ngoài da.
Ứng dụng thăng ma và một số bài thuốc chữa bệnh
Thăng ma hay là một cây thảo thường mọc hoang
- Trị cấm khẩu lỵ: Thăng ma (loại mầu xanh), sao với giấm 4 g, Liên nhục (bỏ tim, sao cháy vàng 30 hột, Nhân sâm 12g. Sắc với 1 chén nước còn ½ chén, uống. Hoặc tán nhuyễn, trộn với mật làm viên, mỗi lần uống 16g (Y Học Quảng Bút Ký).
- Trị thương hàn sau đó phát sốt rét, phát cơn không nhất định: Thăng ma 40 g, Thường sơn 40g, Độc tất 40g. Tán bột. Mỗi lần dùng 16g, sắc với 1 chén nước còn 6 phân, bỏ bã, uống lúc đói. Uống xong thường bị nôn ra, có thể uống tiếp (Thánh Huệ phương).
- Trị đột nhiên bị mụn nhọt, đau: Thăng ma, mài với giấm bôi (Trửu Hậu phương).
- Trị miệng lở loét: Thăng ma, Hoàng bá, Đại thanh. Sắc lấy nước uống, ngậm nuốt dần (Ngoại Đài Bí Yếu).
- Trị dương độc mà mặt đỏ loang lổ, họng đau, nôn ra mủ máu: Cam thảo 80 g, Đương quy 80g, Hùng hoàng 20g, Miết giáp 1 miếng to bằng ngón tay (nướng), Thăng ma 80g, Thục tiêu 40 g. Sắc uống hết 1 lần cho ra mồ hôi (Thăng Ma Miết Giáp Thang – Kim Quỹ Yếu Lược).
- Trị thương hàn mà đã dùng phép phát hãn, phép thổ mà độc khí không giảm: Chích thảo 20 g, Huyền sâm 20g, Thăng ma 20g. Chặt nhỏ thuốc ra. Mỗi lần dùng 20 g, sắc với 1 chén nước còn 7 phân, bỏ bã, uống (Huyền Sâm Thăng Ma Thang – Loại Chứng Hoạt Nhân Thư).
- Trị phụ nữ vú sưng, trong vú có khối u: Thăng ma, Cam thảo tiết, Thanh bì đều 8 g, Qua lâu nhân 12g. sắc uống nóng (Chứng Trị Chuẩn Thằng).
- Trị thời khí ôn dịch, đầu đau, sốt, tay chân bứt rứt, đau nhức, sang chẩn vừa mới phát hoặc chưa phát: Thăng ma, Bạch thược, Chích thảo đều 400g, Cát căn 600g. tán mịn thành bột. Mỗi lần dùng 12 g, sắc với 1,5 chén nước còn 1 chén, bỏ bã, uống nóng, ngày 2-3 lần (Thăng Ma Cát Căn Thang – Diêm Thị Tiểu Nhi Phương Luận).
- Trị dạ dầy nóng, miệng có nhọt, chân răng sưng, chân răng ra máu: Thăng ma 4g, Đơn bì 2 g, Quy thân 1g, Sinh địa 1g, Hoàng liên 1g. Sắc uống (Thanh Vị Tán – Lan Thất Bí Tàng).
- Trị tâm và tỳ có hư nhiệt bốc lên trên, miệng lưỡi lở, cuống lưỡi co (rụt), 2 bên má sưng đau: Chi tử 30g, Đại thanh 24g, Hạnh nhân 24g, Hoàng kỳ 24 g, Mộc thông 30g, Sài hồ 30g, Thăng ma 30g, Thạch cao 60g, Thược dược 30g. Mỗi lần dùng 12g, thêm Gừng 5 lát, sắc uống (Thăng Ma Sài Hồ Thang – Tam Nhân Cực – Bệnh Chứng Phương Luận).
- Trị tử cung sa: Dùng Thăng ma Mẫu Lệ Tán (Thăng ma 6 g, Mẫu lệ 12g), tán nhuyễn, chia làm 2-3 lần uống. Độ I uống 1 tháng, độ II uống 2 tháng, độ III uống 3 tháng là 1iệu trình. Trị 723 ca tử cung sa. Kết quả: 1 liệu trình 121 ca, khỏi hẳn 67 ca, chuyển biến tốt: 38, không kết quả: 16. Trị 227 ca với 2 liệu trình, khỏi hẳn 124, chuyển biến tốt 89, không kết quả 14. Trị 375 ca 3 liệu trình, khỏi 338, chuyển biến tốt 29, không kết quả 8. Kết quả chung khỏi hoàn toàn đạt 73, 1% tốt, có chuyển biến tốt 21,6%. Tỉ lệ chung đạt 94,7 % (Tôn Thụ Liên, Triết Giang Trung Y Tạp Chí 1987, (8): 368).
- Trị hơi thở ngắn, khí ở ngực bị dồn xuống: Hoàng kỳ 20g, Thăng ma 4 g, Tri mẫu 8g, Cát cánh 8g, sắc lấy nước uống (Thăng Hãm Thang – Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
- Trị tử cung sa: Thăng ma 4 g, Trứng gà 1 trái. Khoét 1 lỗ ở trứng gà, cho thuốc bột Thăng ma vào, đậy kín, chưng chín, đập ra ăn. ngày 1 lần, 10 ngày là 1 liệu trình, nghỉ 2 ngày rồi lại tiếp liệu trình 2. Đã trị 120 ca. Uống 1 liệu trình đã khỏi là 62 ca, 2 liệu trình khỏi: 36 ca; 3 liệu trình khỏi 8 ca; Hơn 3 liệu trình 12 ca; Không khỏi: 2 ca (Lý Trị Phương, Sơn Đông Trung Y Tạp Chí 1986, (3): 43).
Một số lưu ý khi sử dụng cây thăng ma chữa bệnh
Ngoài những lợi ích mà cây thăng ma mang lại thì các giảng viên Cao đẳng Điều dưỡng tại Trường Cao đẳng Y dược TP HCM cũng khuyến cáo cho các bạn đọc một số lưu ý rằng một số trường hợp phàm các chứng thổ huyết, ho nhiều đờm, chảy máu cam, âm hư hỏa vượng, thận kinh bất túc, khí nghịch, nôn mửa, điên cuồng không nên dùng thăng ma; Thương hàn mới phát ở thái dương, đậu chẩn mọc rồi, hạ nguyên bất túc, âm hư hỏa đờm: cấm dùng; Sởi đã mọc và suyễn đầy, khí nghịch không nên dùng.