Tình trạng giãn phế quản là phổi bị giãn ra và rất khó hồi phục, rất nhiều người nghĩ rằng chỉ có lao phổi hay ung thư phổi thì mới nguy hiểm ít ai biết rằng giãn phế quản cũng rất nguy hiểm.
- Hà Nội bật mí bài thuốc điều trị ho, viêm phế quản ở trẻ em bằng cây thuốc nam
- Chữa viêm xoang, viêm phế quản bằng Xuyên tâm liên
- Bài thuốc nam từ tỏi chữa viêm phế quản mạn tính hiệu quả
YHCT mách bạn một số bài thuốc nam chữa bệnh giãn phế quản
Nguyên nhân nào dẫn tới tình trạng giãn phế quản?
Giống như những bệnh về phổi khác, tình trạng giãn phế quản chiếm tỉ lệ người mắc phải khá cao.
Có hai loại giãn phế quản là: Giãn phế quản mắc phải và giãn phế quản bẩm sinh. Trong đó giãn phế quản mắc phải chiếm hầu hết số ca được chẩn đoán bị bệnh giãn phế quản và là một trong những bệnh về phổi nguy hiểm chiếm tỷ lệ tử vong nhiều nhất.
Nguyên nhân gây nên dạng bệnh lý này hầu hết là do:
- Bệnh nhân đã mắc một bệnh nào đó về đường hô hấp như viêm phế quản, viêm họng, xoang, viêm mũi,…
- Do nhiễm virus (Herpes), vi khuẩn (H.influenzae, M.catarrhalis, vi khuẩn lao hoặc vi nấm).
- Xơ hóa phổi gây xơ hóa phế quản làm chít hẹp phế quản, cản trở hô hấp từ đó phế quản bị giãn ra.
- Bên cạnh đó, lao hạch, polyp phế quản hoặc tiếp xúc với hóa chất độc hại, nghiện thuốc lá, thuốc lào cũng gây tổn thương niêm mạc hô hấp gây giãn phế quản.
Bệnh giãn phế quản được phân loại như thế nào?
- Theo nguyên nhân: giãn phế quản bẩm sinh và giãn phế quản mắc phải.
- Theo lâm sàng: giãn phế quản thể khô (thường bị ở thùy trên, ho khạc ra máu, ít đờm), giãn phế quản thể ướt (bị ở thùy dưới hoặc lan tỏa ra 2 phổi, ho khạc nhiều đờm. có các đợt bội nhiễm vi khuẩn) và giãn phế quản hỗn hợp vừa khạc đờm nhiều vừa ho ra máu.
- Theo xquang giãn phế quản: Hình trụ, hình túi, hình tràng hạt và thể hỗn hợp
- Theo giải phẫu: Giãn phế quản cục bộ và giãn phế quản lan tỏa.
Bệnh giãn phế quản thường gặp những triệu chứng như thế nào?
Hội chứng giãn phế quản thường có các biểu hiện sau:
- Khạc đờm: đây là dấu hiệu chẩn đoán điển hình. Người bị giãn phế quản khạc đờm rất nhiều, có thể tới 500ml/ngày, có trường hợp lên đến 1 lít/ngày. Đờn có màu đục như mủ, màu xanh, vàng, có mùi hôi thối. Khi để đờm lắng xuống có thể thấy 3 lớp rõ rệt: lớp trên cùng là lớp bọt, giữa là nhầy mủ, dưới là mủ đục.
- Ho ra máu: ho có đờm, máu. Lượng máu có thể dưới 50ml hoặc >200ml.
- Khó thở: Đây là dấu hiệu thường gặp, người bệnh khó thở, thở cò cứ, dễ gây nhầm lẫn với hen suyễn.
- Đau ngực: biểu hiện cho thấy bị nhiễm khuẩn phổi ở vùng giãn phế quản.
Khi khám phổi, dùng ống nghe có thể nghe thấy nhiều tiếng nổ lép bép vùng giãn phế quản.
Chữa bệnh giãn phế quản bằng những bài thuốc nam hiệu quả
Một số bài thuốc nam chữa bệnh giãn phế quản hiệu quả
Theo Y học cổ truyền, một số bài thuốc nam dưới đây có tác dụng rất hiệu quả trong việc chữa bệnh giãn phế quản:
- Vi Kinh Thang Gia Vị Triệu Thương Cửu, Giang Tô Trung Y Tạp Chí 1982 5: Vi kinh Lô căn, Đông qua nhân, Ý dĩ nhân đều 30g, Đào nhân 10g, Tam thất bột 5g hòa uống, Tang bạch bì 15g.
- Sa Sâm Hoàng Cầm Thang Hình Lệ Giang, Giang Tô Trung Y 1982 4: Nam sa sâm, Mạch môn, Thuyên thảo than, Hoè hoa than đều 15g, Hoàng cầm 10g. Trị chứng dãn phế quản, ho ra máu.
- Tứ Nhị Thang Trần Vệ Bình, Tân Cương Trung Y Tạp Chí 1989 2: Tang bạch bì, Bạch thược, Bạch cập, Địa cốt bì, Bách hợp, Bách bộ đều 15g, Tô tử, Ngũ vị tử đều 10g, sắc uống ngày 1 thang, chia làm sáng chiều.
- Tam Hoàng Tả Tâm Thang: Bao Cao Văn, Trung Y Tạp Chí 1984 9: Đại hoàng cho vào sau, Hoàng liên, Hoàng cầm đều 10g, Giáng hương, Hoa nhị thạch đều 12g, sắc uống.
- Tả Bạch Hóa Huyết Thang Nhậm Đạt Nhiên, Bắc Kinh Trung Y Tạp Chí 1985 5: 11-12: Tang bạch bì 15-20g, Địa cốt bì, Huyết dư than đều 10g, Hoa nhị thạch 15g, Cam thảo, Cánh mễ đều 5g, bột Tam thất 3g hòa uống. Sắc uống ngày 1 thang, chia 2 lần sáng tối. Dùng trị chứng dãn phế quản ho ra máu. Đã điều trị 13 ca ho ra máu mỗi ngày trên 100ml, có kết quả, trong đó có 1 ca ngày trước ho ra máu 6 lần lượng trên 250 ml, uống 20 thang thuốc là khỏi.
- Thu Liễm Chỉ Huyết Cao Phan Đăng Liêm, Trung Y Tạp Chí 1964, 8: 11- 12: Lộ đảng sâm, Bách hợp, Sinh địa hoàng, Kha tử nhục, Đại cáp tán, Hoa nhị thạch, Toàn phúc hoa Trúc lịch, Bán hạ, Mã đầu linh, Mạch đông, Ngũ vị tử, Ba kích nhục, Trần bì, Chích cam thảo. Nấu thành cao lỏng, mỗi lần uống 1 thìa canh, ngày 2 – 3 lần với nước nóng, một liệu trình 3 tháng, nếu bệnh nặng có thể kéo dài thêm 2 liệu trình.
Nguồn: Thuốc Nam