Danh mục
Trang chủ >> TIN TỨC Y DƯỢC >> Trong Y học cổ truyền phương pháp trị bệnh sởi theo từng giai đoạn

Trong Y học cổ truyền phương pháp trị bệnh sởi theo từng giai đoạn

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

Trong Y học cổ truyền bệnh sởi hay còn gọi là ma chẩn, dịch tà phạm vào hai kinh phế, vị. Là căn bệnh có tốc dộ lây lan nhanh, thường gặp ở trẻ nhỏ.

Những bài thuốc trị bệnh sởi thời kỳ khởi phát là?

Những bài thuốc trị bệnh sởi thời kỳ khởi phát là?

Những bài thuốc trị bệnh sởi thời kỳ khởi phát là?

Theo tin tức Y dược, bệnh sởi còn được gọi là ma chẩn, dịch tà phạm vào hai kinh phế, vị. Ở thời kỳ khởi phát, người bệnh thường có biểu hiện sốt, chảy nước mũi,  sợ lạnh, chảy nước mắt, mắt đỏ,  khái thấu, tắc mũi, hắt hơi. Lúc này, phương pháp điều trị theo đông y được các thầy thuốc YHCT tin dùng là thấu chẩn (thúc sởi mọc), tán phong, thanh nhiệt thông qua một trong những bài thuốc sau:

Bài 1: Tang diệp 5g, lô căn 6g, liên kiều 5g, đạm đậu xị 5gbạc hà 2g, cam thảo 2g, thuyền thoái 2g, , cúc hoa 3g,  sơn chi 2g. Lưu ý: thuốc tùy theo tuổi mà có gia lượng phù hợp. Đối với bài thuốc này thì chỉ được áp dụng cho trẻ 3 tuổi.

Bài 2: Lô căn 9g, ngưu bàng tử 6g, kim ngân hoa 9g,  liên kiều 6g, bạc hà 3g, cúc hoa 3g, tang diệp 5g, tiền hồ 3g, kinh giới 3g,  thuyền thoái 2g. Đem tất cả dược liệu sắc uống.

Bài 3: Cát căn 10g, cam thảo đất 6g, thăng ma 10g, hoàng cầm 10g,  bạch chỉ 6g, mạch môn 6g, bạc hà diệp 1 nắm, kinh giới 6g, sài hồ 4g, gừng tươi 3 lát. Sắc cho trẻ nhỏ uống.

Bài 4: Dùng hạt mùi, tán nhỏ hòa với 2/3 chén rượu trắng, phun vào chăn hoặc quần áo của trẻ, cho trẻ trùm chăn hoặc mặc quần áo có phun rượu hạt mùi 1-2 giờ, sởi sẽ mọc.

Trong Y học cổ truyền phương pháp trị bệnh sởi theo từng giai đoạnTrong Y học cổ truyền phương pháp trị bệnh sởi theo từng giai đoạn

Y học cổ truyền trị bệnh sợi thời kỳ sởi bay

Đây là thời kỳ nốt sởi hơi mờ mờ, người hơi sốt, ho ít, họng khô cần dưỡng âm, sinh tân, thanh giải tà độc còn sót lại.

Bài 1: Sinh biển đậu 10g, lô căn tươi 15g, thiên hoa phấn 10g, sa sâm 10g, mạch môn đông 10g,  thạch cao 4,5g, tang diệp 3g. Sắc uống ngày 1 lần/ tháng chia đều uống 2 lần.

Bài 2: Nếu sởi độc làm tổn thương tới phần âm, các y sĩ y học cổ trường thường dùng lô căn tươi 10g, đại thanh diệp 6g, mạch môn đông 9g,sinh địa hoàng 6g, sơn chi tử 5g, tri mẫu 6g, huyền sâm 6g, ma hoàng 1,5g. Sắc cho trẻ uống.

Bài 3: Thiên hoa phấn 10g, mạch môn đông 10g, sa sâm 10g,  cam thảo 4g, hạnh nhân 3g, tỳ bà diệp 6g, địa cốt bì 6g, bối mẫu 4. Sắc uống.

Trên đây là những bài thuốc y học cổ truyền được lưu truyền và sử dụng rộng rãi trong dân gian. Đồng thời, đây cũng là căn bệnh khá nguy hiểm đến sức khỏe nếu người bệnh không được điều trị đúng .Do đó khi phát hiện mắc bệnh, người bệnh nên đến ngay các cơ sở y tế để có thể được các bác sĩ thăm khám và kê đơn thuốc phù hợp với từng giai đoạn.

Nguồn :thuocnam.edu.vn

Nguồn theo Y tế Việt Nam

Có thể bạn quan tâm

Điều trị chứng tỳ hư hiệu quả bằng phương pháp đông y

Tỳ thận dương hư là khái niệm thuộc phạm trù Y học cổ truyền, đề ...