Dạ cẩm loài cây mọc tại một số tỉnh miền núi nước ta như Cao bằng, Lạng Sơn…có tác dụng điều trị viêm dạ dày, viêm loét miệng rất hiệu quả.
- Bài thuốc Y học cổ truyền trong điều trị bệnh từ hoa hồng
- Tổng hợp bài thuốc Nam điều trị hiệu quả cảm sốt từ cây cúc tần
- Hướng dẫn 6 bài thuốc dân gian chữa trị nước ăn chân tại nhà hiệu quả nhất
Cây dạ cẩm: Bài thuốc hay điều trị bệnh dạ dày của người Lạng Sơn
Sơ lược về cây dạ cẩm
Cây dạ cẩm hay còn gọi là cây loét mồm, đất lượt, đứt lưới, chạ khẩu cắm có tên khoa học là Olenlandia eapitellata Kuntze thuộc họ Cà phê Rubiaceae. Dạ cẩm là một loại cây bụi – trườn, dài hơn 1- 2cm, thường cuốn vào cây khác, thân có hình trụ, lá đơn, nguyên, mọc đối, hình bầu dục, đầu nhọn. dài 5-15cm, rộng 3-6cm, cuống ngắn. Cụm hoa hình xim phân đôi tụ lại thành hình cầu ở đầu cành hay kẽ lá, gồm nhiều hoa hình ống nhỏ, màu trắng. Quả rất nhỏ xếp thành hình cầu. Theo tìm hiểu của chuyên trang tin tức Y Dược: Cây dạ cẩm chủ yếu được mọc tại các tỉnh miền núi: Cao bằng, Lạng Sơn, Bắc Cạn, Thái Nguyên, Hà Giang, Hà Tây…
Công dụng và liều dùng của Cây dạ cẩm
Từ năm 1962, bệnh viện Lạng Sơn đã đưa cây Dạ cẩm vào điều trị bệnh dạ dày, xuất phát từ kinh nghiệm nhân dân dùng cây này nấu sôi cho có màu tím đẹp và điều trị viêm lưỡi, loét miệng và họng. Trẻ con dùng nước vắt của lá uống hoặc ngâm. Kết quả chống loét rất tốt. Bên cạnh đó, dạ cẩm còn có tác dụng giảm đau, trung hòa axit trong dạ dày, bớt ợ chua, vết loét se lại, bệnh nhân có cảm giác khoan khoái nhẹ nhàng.
Cách dùng
Cây dạ cẩm được xem là bài thuốc hay có tác dụng điều trị nhiều bệnh điển hình là bệnh đau dạ dày, chữa loét miệng..,các bạn có thể dùng Dạ cẩm dưới hình thức thuốc sắc, thuốc cao, bột hay cốm.
Công dụng và liều dùng của Cây dạ cẩm
- Dạng thuốc sắc
Ngày uống 10-25g lá, và ngọn khô, thêm nước vào sắc, thêm đường cho đủ ngọt, chia 2 hay 3 lần uống trong ngày
- Cao dạ cẩm
Chuẩn bị lá dạ cẩm khô 7kg, đường kính 2kg, mật ong 1kg. Nấu lá dạ cẩm với nước thành cao, cho vào 2kg đường đánh tan, cô lại, cuối cùng thêm 1kg mật ong tốt. Đóng thành chai 250ml. Mỗi ngày sử dụng từ 2 đến 3 lần trước khi ăn.
- Cốm dạ cẩm
Bột dạ cẩm 7kg, cam thảo 1kg, đường kính 2kg, tá dược vừa đủ dính (hoog, nếp) thêm đường và sacarin vừa đủ ngọt. Ngày uống 2 lần trước khi ăn hoặc khi đang đau; mỗi lần dùng 10-15g, trẻ em dưới 18 tuổi từ 5-10g.
Một số bài thuốc ứng dụng từ cây dạ cẩm
- Chữa loét dạ dày, ợ chua: Dùng 20-40g Dạ cẩm, dạng thuốc sắc thuốc hãm, bột hay cao, chia 2 lần uống lúc bị đau hoặc trước bữa ăn.
- Chữa lở loét miệng lưỡi: Dùng cao lỏng Dạ cẩm trộn với mật ong, bôi hàng ngày.
- Chữa vết thương, làm chóng lên da non: Dùng lá Dạ cẩm tươi giã đắp.
Như ngọc – Thuốc Nam