Danh mục
Trang chủ >> CÂY THUỐC - VỊ THUỐC >> Bài thuốc Y học cổ truyền trong điều trị bệnh từ hoa hồng

Bài thuốc Y học cổ truyền trong điều trị bệnh từ hoa hồng

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

Hoa hồng không chỉ dùng để trang trí hay để tặng vào dịp lễ mà còn là một vị thuốc thơm mát, không độc và được sử dụng phổ biến trong điều trị một số bệnh

Bài thuốc Y học cổ truyền trong điều trị bệnh từ hoa hồng

Công dụng của hoa hồng trong điều trị bệnh

Công dụng của hoa hồng trong điều trị bệnh

Hoa hồng có nhiều loại, tuy nhiên trong y học cổ truyền thường sử dụng hồng đỏ (mai khôi hoa) và trắng (hồng bạch) để làm thuốc. Trong đó, những bông hoa được hái làm thuốc thường là những đoá hoa mới nở. Khi hái về, các lương y, y sĩ y học cổ truyền sẽ bỏ đài, cuống, phơi trong bóng râm cho khô rồi cất vào lọ kín, không phơi nắng để khỏi tan hương vị của hoa.

Theo y học cổ truyền, hoa hồng là một cây thuốc – vị thuốc thơm mát, không độc, có vị ngọt, tính ấm, tác dụng trong việc điều kinh, hoạt huyết, tiêu viêm, tiêu sưng. Nếu hoa hồng trắng chứa nhiều vitamin, tinh dầu, đường, dùng chữa ho trẻ em rất công hiệu và có tác dụng nhuận tràng thì hoa hồng đỏ cũng không kém khi dùng làm huyết mạch lưu thông, chữa đau ở vùng bụng dưới, chữa kinh nguyệt không đều, bệnh bạch cầu, vết sưng tấy, đinh nhọt và viêm mủ da.

Bài thuốc Y học cổ truyền trong điều trị bệnh từ hoa hồng

Bài thuốc Y học cổ truyền trong điều trị bệnh từ hoa hồng

Bài thuốc Y học cổ truyền trong điều trị bệnh từ hoa hồng

Hoa hồng điều trị ho, khái huyết do phế hư

Chuẩn bị: Hoa hồng bạch 15g, đường phèn đem sắc hoặc hấp uống hàng ngày, uống còn nóng. Uống liền 1 tuần.

Trường hợp là trẻ em thì cha mẹ có thể lấy cánh hoa hồng bạch còn tươi 15g, một quả quất chín, đường phèn hoặc 1/2 thìa mật ong. Đem tất cả các nguyên liệu vào trong chén nhỏ hoặc bát nhỏ hấp cơm hoặc chưng cách thuỷ. Sau đó nghiền nát, trộn đều rồi gạn lấy nước cho trẻ uống nhiều lần trong ngày.

Hoa hồng hỗ trợ điều trị tăng huyết áp hiệu quả

Để điều trị căn bệnh này, các bác sĩ tư vấn đến các học viên Trung cấp Y học cổ truyền trong các buổi thực tế tại phòng thí nghiệm nên chuẩn bị hoa hồng bạch 9 – 15g, đem sắc uống hàng ngày hoặc hãm nước sôi trong bình kín như trà, sau 15 phút có thể dùng được.

Chữa táo bón do nhiệt

Bên cạnh công dụng chữa ho, khái huyết do phế hư, Y sĩ y học cổ truyền hướng dẫn chuẩn bị hoa hồng trắng tươi hoặc khô 20 – 40g, hãm với 100ml nước sôi trong 15 – 20 phút, có thể thêm 1/2 thìa đường hoặc mật ong. Người bệnh uống 2 -3 lần trước bữa ăn. Người bệnh nên uống liền 10 ngày và có thể nhắc lại liệu trình mới.

Căng mịn da mặt từ hoa hồng đỏ

Y học cổ truyền đánh giá cao công dụng của hoa hồng khi không chỉ có tác dụng trong điều trị bệnh mà còn có tác dụng trongh việc làm đẹp da mặt. Chỉ cần chuẩn bị 20g hoa hồng đỏ, đem rửa sạch rồi cho vào chậu nước ấm để khoảng 10 đến 15 phút. Sau đó đem rửa mặt mỗi ngày sẽ góp phần giúp da sạch bụi bẩn và căng mịn. Bạn cũng có thể lấy nước hoa hồng để tắm. Nếu kiên trì áp dụng, bạn sẽ thấy da mịn màng, tươi mát.

Điều trị lở loét do nóng

Ngâm bột hoa hồng đỏ 5g với 25ml rượu trắng trong 24 giờ. Sau đó đun nhỏ lửa cho rượu bay hơi đến khi sền sệt thì cho thêm 30g mật ong vào đun nhẹ, khuấy đều rồi để nguội. Lúc này bạn dùng tăm bông sạch thấm thuốc bôi vào chỗ đau, ngày 2 – 4 lần và dùng liền trong 5 ngày để thấy hiệu quả.

Mặc dù đây là vị thuốc không độc nhưng đối với những người tỳ vị hư yếu hoặc có thai không được dùng. Bên cạnh đó bạn cần chọn hoa hồng không có thuốc bảo vệ thực vật nhằm đảm bảo an toàn bản thân cũng như phát huy hết công dụng điều trị bệnh của hoa hồng.

Nguồn: thuocnam.edu.vn

Nguồn theo Y tế Việt Nam

Có thể bạn quan tâm

Những vị thuốc Đông Y tăng cường sức đề kháng mùa thu

Mùa thu với sự thay đổi đột ngột từ thời tiết nóng sang lạnh dễ làm cơ thể suy yếu, tăng nguy cơ mắc các bệnh hô hấp như cảm cúm và viêm họng. Việc tăng cường sức đề kháng trong thời điểm này là rất quan trọng để bảo vệ sức khỏe.