Danh mục
Trang chủ >> MÓN ĂN BÀI THUỐC >> Tổng hợp một số bài thuốc dành cho trẻ còi xương trong Y học cổ truyền

Tổng hợp một số bài thuốc dành cho trẻ còi xương trong Y học cổ truyền

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (No Ratings Yet)
Loading...

Bệnh còi xương hay còn gọi là bệnh cam thường hay gặp ở trẻ em. Dưới đây là một số món ăn và bài thuốc phòng trị còi xương hiệu quả.

Một số món ăn và bài thuốc phòng trị còi xương hiệu quả

Một số món ăn và bài thuốc phòng trị còi xương hiệu quả

Trẻ thường quấy khóc, giật mình, ngủ không yên giấc, chậm biết lẫy, bò và đi, ra nhiều mồ hôi,  có em mập mạp mà lại yếu, tóc thưa, rụng, thóp lâu liền, răng mọc cũng chậm; có em bệnh nặng bụng ỏng đít beo, biến dạng xương lồng ngực, xương đầu, lớn lên thấp bé nhẹ cân…

Nguyên nhân gây bệnh chủ yếu do khi mẹ mang thai ăn uống thiếu bổ dưỡng, vận động nghỉ ngơi không hợp lý; sinh bé thiếu tháng nhẹ cân, mẹ không đủ sữa cho con. Hoặc trẻ sơ sinh  tạng phủ còn non yếu lại ăn nhiều bổ béo khó tiêu khiến cho tỳ, vị bị tổn thương, kém hấp thu dưỡng chất mà gây còi xương. Sau đây là một số món ăn bài thuốc phòng trị còi xương hiệu quả, dễ chế biến và sử dụng.

Tổng hợp một số bài thuốc dành cho trẻ còi xương trong Y học cổ truyền

Tổng hợp một số bài thuốc dành cho trẻ còi xương trong Y học cổ truyền

Tổng hợp một số bài thuốc dành cho trẻ còi xương trong Y học cổ truyền

– Nếu trẻ còi xương, gầy gò, người nóng, sờ người bé nóng (do âm huyết hư), ngủ ra mồ hôi trộm, dùng bài Lục vị địa hoàng gia vị: Hoài sơn,  sơn thù,  phục  linh, thục địa, đơn bì,   trạch tả mỗi vị 6 đến 8g. Tác dung bổ can  thận âm, ích gân cốt…, chỉ định dùng cho trẻ từ 10 tuổi trở lên.

– Nếu trẻ em chạy nhảy dễ vã mồ hôi, người mập yếu tóc thưa rụng (do dương hư), khi ngủ hay ra mồ hôi, sờ thấy lạnh, nên uống bài Điều nguyên tán: bạch truật, sơn dược, cẩu kỷ, trần mễ, nhân sâm, phục linh, quất hồng, chích thảo mỗi vị 8g, sắc uống với nước long nhãn, mỗi ngày 1 thang, mỗi thang sắc 3 lần, mỗi lần đổ 3 chén nhỏ sắc còn 1 ly nhỏ uống dần.

– Nếu trẻ còi xương, suy dinh dưỡng, có khi có giun, có em bụng ỏng đít beo, rối loạn tiêu hóa ăn ngủ kém, bụng đầy,  dùng bài Phì nhi hoàn gia vị: Mạch nha 12g, bạch truật 20g, sử quân tử 16g, thần khúc 12g,  sơn tra 12g, phục linh 12g, nhân sâm 8 g, hoàng liên 8g, lô hội 8g, cam thảo 4g. Sắc uống hoặc tán nhỏ, lấy bột nếp làm hoàn và hòa với nước cơm uống ngày 10 đến15g…

Dân gian thường dùng cao xương động vật để chữa trị cho trẻ còi xương như cao quy bản, cao khỉ, cao xương động vật toàn tính, cao gạc nai; một số vị thuốc chứa nhiều chất calci, phốt-pho và vitamin D có trong vỏ hàu, cá ngựa, hải long, bào ngư, ngao, sò, nhộng tằm, sao biển, gà ác, thịt cóc trong rau củ quả như rau mùi, ngò rí, khoai lang, đậu mè, phấn hoa…

Những thực phẩm không nên dùng

Hạn chế những thực phẩm nghèo dinh dưỡng, nhiều chất xơ như măng tre, bầu canh, dưa leo,…; Nếu trẻ gầy, đen, còi cọc, người nóng, táo bón…, kiêng các thức ăn mặn, khô… Nếu trẻ hình thể mập bệu, yếu, tóc rụng, tóc thưa…, không ăn các món vị chua lạnh quá như, cam, nước dừa, nước lạnh… Trẻ còi xương bụng đầy, chậm tiêu ăn hay bị ói… (do tỳ vị hư), không nên ăn các món bổ béo quá, thức ăn nhiều dầu mỡ…

Nguồn: thuocnam.edu.vn

Nguồn theo Y tế Việt Nam

Có thể bạn quan tâm

Những lưu ý và cách sử dụng dây thìa canh

Dây thìa canh nổi tiếng với tác dụng cân bằng đường huyết, hỗ trợ trị ...