Hồ tiêu được biết đến là loại gia vị cho nhiều món ăn, không chỉ vậy Hồ tiêu còn là vị thuốc đông y có mặt trong nhiều bài thuốc y học cổ truyền
Tìm hiểu công dụng của Hồ tiêu trong điều trị bệnh
Giảng viên y học cổ truyền – trường cao đẳng Dược Sài Gòn chia sẻ, hồ tiêu giàu vitamin C, thậm chí còn nhiều hơn cả cà chua. Trong tiêu có 1,2-2% tinh dầu, 5-9% piperin và 2,2-6% chanvixin, chanvixin và piperin là 2 loại ankaloit có vị cay hắc làm cho tiêu có vị cay. Trong tiêu còn có 8% chất béo, 36% tinh bột và 4% tro.
Công dụng của Hồ Tiêu
Dùng liều nhỏ vị thuốc nam – hồ tiêu sẽ có tác dụng tăng dịch tụy, dịch vị, kích thích tiêu hóa ăn ngon, nhưng liều lớn kích thích niêm mạc dạ dày gây sung huyết và viêm cục bộ, gây sốt viêm đường tiểu, đái ra máu. Ankaloit hồ tiêu có tác dụng an thần đối với chuột nhắt rõ rệt. Hồ tiêu có tác dụng sát trùng, diệt ký sinh trùng, gây hắt hơi. Mùi hồ tiêu đuổi sâu bọ nên được dùng để bảo vệ quần áo len khỏi bị sâu cắn.
Còn theo Đông Y, hồ tiêu có vị cay tính nóng, đại ôn, không độc. Qui kinh: Vị Đại tràng. Sách Bản thảo kinh sơ: nhập thủ túc dương minh kinh. Hồ tiêu có khả năng trị chứng vị hàn đàm, ói nước, ăn vào ói ngay rất tốt. Dùng nhiều tẩu khí Đại trường hàn hoạt nên dùng, cần tùy chứng mà phối hợp các vị thuốc khác. Lượng dùng cho vào thuốc thang: 2 – 3g, thuốc tán 1 – 2g. Dùng ngoài lượng vừa đủ.
Hồ tiêu là vị thuốc Đông y
Những bài thuốc Y học cổ truyền có vị thuốc Hồ tiêu
Chuyên trang thuốc nam tổng hợp những bài thuốc Đông Y dưới đây để điều trị bệnh từ hồ tiêu:
- Trị trẻ em tiêu chảy: Lấy 1 – 2 hạt tiêu trắng tán bột bỏ vào rốn của trẻ em dùng băng dính dán lại 24giờ thay một lần, có thể dùng 2 – 3 lần. Đã trị hơn 250 ca có kết quả 81,3% .
- Trị quai bị: Bột Hồ tiêu 0,5 – 1g trộn với bột mì trắng 5 – 10g, trộn với nước nóng thành dạng hồ cho vào gạo đắp lên chỗ đau, dán băng keo mỗi ngày thay 1 lần
- Trị chứng ngũ tạng phong hàn, nôn (bị lạnh bụng gây nôn): Dùng hạt tiêu 30g. Ngâm trong 1 ít rượu. Trước khi ăn uống 1-2 ly con( 5-10 thìa cà phê).
- Trị thương hàn, ho ngược lên, khí lạnh nhiễm vào dạ dày: Hạt tiêu 30 hạt đập dập, rượu 200ml, xạ hương 2g. Sắc còn 100ml. Uống nóng.
- Trị đau phía dưới tim: Dùng 49 hạt tiêu, 10g sữa bò tươi nguyên chất, cho hạt tiêu vào nghiền đều. Đối với nam giới thì cho thêm 1 lát gừng sống, với phụ nữ thêm 1 miếng đương quy hòa vào với rượu mà uống.
- Trị đau dạ dày: Táo tàu 7 trái, bỏ hạt, 7 hạt tiêu sọ cho vào ruột táo tàu, buộc lại đem chưng cách thủy cho nhừ rồi nghiền nát, viên bằng hạt đậu xanh. Mỗi lần uống 7 viên với nước ấm.Theo lời khuyên của bác sĩ chuyên khoa: Người khỏe mạnh có thể uống 10 viên sẽ khỏi đau. Nếu có cảm giác dạ dày nóng và đói thì cho ăn cháo.
- Trị buồn nôn nhiều ngày không dứt: Dùng 1 gam bột hạt tiêu 30g, gừng sống thái lát sấy khô, nghiền thành bột. Hai thứ trộn đều rồi cho vào 200ml. nước sắc còn 100ml. Chia uống 3 lần trong ngày lúc nước còn ấm.