Danh mục
Trang chủ >> CÂY THUỐC - VỊ THUỐC >> Những điều cần biết về cam thảo qua tác dụng và tác hại

Những điều cần biết về cam thảo qua tác dụng và tác hại

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

Từ xa xưa cam thảo đã là một vị thuốc khá quen thuộc với nhiều người, vì nó có tác dụng bồi bổ, tăng trọng lượng của cơ thể, duy trì sức khỏe dẻo dai.

Những điều cần biết về cam thảo qua tác dụng và tác hại

Những điều cần biết về cam thảo qua tác dụng và tác hại

Tác dụng của cam thảo là gì ?

Theo trang tin tức Cây thuốc – Vị thuốc Cam thảo có tác dụng bồi bổ cơ thể, giảm cholesterol, giải độc, bảo vệ gan, ức chế sự phát triển của tế bào ung thư, tăng sức đề kháng cho cơ thể.

Tính năng của cam thảo sẽ thay đổi tùy cách sao chế: Khi nướng lên thì có tính ấm, có thể dùng chữa Tỳ vị hư nhược, kém ăn, đau bụng do tiêu chảy, ho do yếu phổi, sốt do mệt mỏi…Nếu dùng sống thì cam thảo có tính mát, có thể giải nhiệt, hạ hỏa cho cơ thể, chữa loét đường tiêu hóa, giải độc. Đặc biệt, cam thảo có khả năng giải chất độc của độc tố uốn ván.

Tác hại của cam thảo là gì ?

Cam thảo mang lại nhiều lợi ích, nhưng điều đó không có nghĩa nó hoàn toàn có lợi. Dùng cam thảo không đúng cách sẽ gây hại cho cơ thể.

Không nên sử dụng cam thảo dài ngày vì trong cam thảo có chứa 6-14%, cá biệt có loại chứa đến 23% glycyrizin, là chất có vị ngọt gấp 50 lần đường saccaroza, khi qua đường miệng có độc tố yếu. Nếu uống quá nhiều cam thảo đặc > 100 nước chiếu sẽ gây tăng huyết áp, giảm kali trong máu.

Vào mùa hè, nhiều người sử dụng nhân trần và cam thảo để làm nước uống hàng ngày, điều này hoàn toàn sai lầm. Theo Đông y, nhân trần có vị cay, đắng, tính hàn dùng để mát gan, giảm đau đầu, cảm nhiệt. Cả cam thảo và nhân trần đều có những tác dụng tốt nhưng khi phối hợp lại với nhau sẽ gây hại, bởi cam thảo có tính chất giữ nước trong khi nhân trần lại giúp đào thải. Chính vì vậy, thói quen uống nhân trần cho thêm cam thảo tiềm ẩn nguy hại bởi tương tác thuốc, nhất là bệnh tăng huyết áp.

Tuyển sinh Trung cấp Y học cổ truyền năm 2019
Tuyển sinh Trung cấp Y học cổ truyền năm 2019

Cam thảo những ai không nên dùng ?

Cam thảo kết hợp với nhân trần có thể gây ra ít sữa hoặc mất sữa ở phụ nữ có thai, ngoài ra, do nhân trần có tính lợi tiểu nên sẽ thải nhiều, các chất dinh dưỡng và lượng nước bị thải thường xuyên sẽ mất chất dinh dưỡng để nuôi thau, khiến thai bị suy dinh dưỡng, dễ bị đẻ non và dị tật thai nhi.

Đối với nam giới, nếu dùng cam thảo với liều lương trên 8g/ngày trong thời gian kéo dài sẽ gây bất lực, giảm miễn dịch, tăng huyết áp và viêm loét dạ dày.

Các trường hợp như viêm thận, người bị tăng huyết áp, huyết áp không ổn định cũng không nên dùng cam thảo. Những người bị táo bón lâu ngày, người cao tuổi, người viêm phế quản, ho nhiều, khó thở cũng tốt nhất không nên sử dụng cam thảo.

Các trường hợp khác, mỗi ngày chỉ nên dùng một gói trà có cam thảo, không nên dùng những loại trà chưa cam thảo như trà bát bảo, nhân trần thay nước lọc.

Nguồn: Thuốc Nam

Nguồn theo Y tế Việt Nam

Có thể bạn quan tâm

Những vị thuốc Đông Y tăng cường sức đề kháng mùa thu

Mùa thu với sự thay đổi đột ngột từ thời tiết nóng sang lạnh dễ làm cơ thể suy yếu, tăng nguy cơ mắc các bệnh hô hấp như cảm cúm và viêm họng. Việc tăng cường sức đề kháng trong thời điểm này là rất quan trọng để bảo vệ sức khỏe.