Theo Y học cổ truyền, Quả la hán có tác dụng thanh nhiệt nhuận phế, nhuận tràng thông tiện… Dưới đây là một số công dụng chữa bệnh không ngờ từ quả la hán.
- Y sĩ YHCT chia sẻ những tác dụng của hạt điều đối với sức khỏe con người
- Các thảo dược trị viêm dạ dày tá tràng trong Y học Cổ truyền
- Cách nhận biết và sử dụng dược liệu xáo tam phân hiệu quả nhất
Quả la hán dưới ngóc nhìn Y học cổ truyền
Quả la hán dưới ngóc nhìn Y học cổ truyền
Theo Y học cổ truyền Sài Gòn, Quả la hán tên khoa học là Momordica grosvenori Swingle., họ bí ,Cây la hán là cây đặc sản vùng Quảng Tây – Trung Quốc, hiện có rất nhiều dạng chế phẩm hoặc dạng quả khô được bán tại các cửa hàng thuốc nam hay các quán giải khát.
Quả la hán chứa đường fructose và glucose, saponin tritecpen, vitamin C, chất nhày, protein và nhiều nguyên tố vi lượng Mn, Feiốt, Zn, Se,… Theo Đông Y, la hán vị ngọt, tính mát; đại tràng, vào phế. Có công dụng thanh nhiệt nhuận phế, nhuận tràng thông tiện. Dùng cho các trường hợp cảm sốt, viêm họng, ho nhiều đờm, mất tiếng, viêm khí quản, ho gà, lao phổi gây ho, táo bón,… Nghiên cứu gần đây cho thấy, la hán cũng có tác dụng chống ung thư, chống viêm, kháng khuẩn, chống lão hoá. Đặc biệt, tác dụng làm dịu các kích ứng niêm mạc họng hầu trong các trường hợp viêm thanh khí quản, viêm họng, rất thích hợp cho các giảng viên, ca sĩ và được làm chế phẩm chữa ho long đờm, giải khát. Dưới đây là một số món ăn bài thuốc từ quả la hán
Quả la hán có tác dụng chữa bệnh không ngờ các bạn nên biết
Quả la hán có tác dụng chữa bệnh không ngờ các bạn nên biết
Nước la hán hạnh nhân: la hán 1 quả, hạnh nhân dùng 10g. La hán nghiền, đập vụn, sắc cùng hạnh nhân lấy nước. Dùng cho các trường hợp viêm khí phế quản, cảm mạo ho có đờm nhiều.
Nước la hán mứt hồng: la hán lấy 1 quả, mứt hồng 1 quả. Các vị thái lát, sau đó đập vụn, thêm nước nấu sắc ngày dùng 1 lần. Dùng cho các trường hợp dị ứng, ho gà.
Sirô bối mẫu quả la hán: xuyên bối mẫu 10g, la hán quả lấy 1 trái. La hán đem nghiền vụn, thêm ít đường mật với lượng thích hợp, sắc kỹ, chia ra 2 lần ăn trong ngày. Dùng cho các trường hợp lao phổi, viêm họng khô có nóng sốt, viêm khí phế quản, ho khan ít đờm.
Nước la hán quả: la hán dùng từ 1 – 2 quả. Đập giập, đem thái vụn, pha hãm như pha trà hoặc nấu thành nước uống mỗi ngày 1 – 2 lần. Dùng cho các trường hợp viêm họng, mất tiếng, táo bón, cảm nắng.
Tác dụng chống oxy hóa mạnh mẽ : Chất mogrosid mang đến cho quả la hán vị ngọt mạnh mẽ và chính nó cũng có tác dụng chống oxy hóa cực tốt. Sự oxy hóa đóng vai trò quan trọng trong bệnh tật lão hóa và các rối loạn trong cơ thể, lựa chọn các thực phẩm chống oxy hóa là bí quyết đề ngăn ngừa bệnh tật và lão hóa.
Tiêu tan mệt mỏi: Một nghiên cứu trên động vật đã chứng minh quả la hán giúp làm giảm mệt mỏi khi tập thể dục, những chú chuột được sử dụng chiết xuất quả la hán có thể kéo dài thời gian tập thể dục hơn những chú chuột khác.
Trị tiểu đường: Trung Quốc đã dùng quả la hán để trị tiểu đường từ nhiều thế kỷ. Có công dụng làm hạ đường huyết, giúp tế bào tụy tăng khả năng bài tiết insulin, có tác dụng như bài thuốc hay điều trị tiểu đường tự nhiên rất hiệu quả.
Kháng histamin, chống dị ứng: Chiết xuất quả la hán khi sử dụng nhiều lần cũng cho thấy khả năng chống lại dị ứng. Các nghiên cứu trên chuột cũng chứng minh điểm này.
Nhờ rất nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe quả la hán được coi là một loại quả giúp kéo dài tuổi thọ, được nhiều người dùng pha nước uống hàng ngày. Tuy nhiên, la hán có tính hàn, nên những người tạng thì nên hạn chế.