Danh mục
Trang chủ >> CÂY THUỐC - VỊ THUỐC >> Những công dụng tuyệt vời từ cây Tô mộc không phải ai cũng biết?

Những công dụng tuyệt vời từ cây Tô mộc không phải ai cũng biết?

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

Tô mộc hay còn được gọi với tên khác là tô phượng, co vang hay cây gỗ vang. Đây là một loại cây thường mọc hoang hay được trồng để lấy gỗ ở nước ta. Tuy nhiên ít ai ngờ rằng đây còn là một loại cây thuốc Đông y, với nhiều công dụng tốt cho sức khỏe con người.

Ở nước ta Tô mộc còn được trồng để làm bóng mát

Ở nước ta Tô mộc còn được trồng để làm bóng mát

Thông tin cần biết về cây Tô mộc

Tô mộc có tên khoa học là Lignum Sappan; tên thực vật là Caesalpinia sappan L. Cây nhỏ, cao 5m -7 m. Thân có nhiều gai. Cành non có lông mịn, sau nhẵn , có gai ngắn. Gỗ thân rắn, màu đỏ nâu. Lá kép lông chim , mọc so le. Lá chét nhỏ hình thang, nhẵn ở mặt trên, mặt dưới có lông mịn. Hoa màu vàng mọc thành chùm ở đầu cành. Cuống có lông màu gỉ sắt. Quả thuôn dẹt, vỏ rất cứng , có sừng nhọn ở đầu. Hạt màu nâu vàng. Theo đông y, Tô mộc có vị ngọt, mặn, có tính bình có công dụng hoạt huyết và thúc đẩy kinh nguyệt, Chỉ thống giảm sưng.

Dược sĩ Nguyễn Thị Thắm giảng viên Cao đẳng Dược tại trường Cao đẳng Y dược TP HCM cho biết trong cây tô mộc có tanin, chất sappaninc , axit galic, chất brasilin và tinh dầu. Brasilin là một chất có tinh thể màu vàng. Với kiểm cho màu đỏ, khi oxy hóa sẽ cho braseìlin Cấu tạo của chất brasilin và brasilein gần giống chất hematoxylin và hematein (do hematoxylin oxy hoá) là chất màu lấy ở gỗ cây Hematoxy campechianum L. cùng họ.

Tô mộc được áp dụng vào một số bài thuốc chữa bệnh

Tô mộc với nhiều công dụng tốt cho sức khỏe chúng ta

Tô mộc với nhiều công dụng tốt cho sức khỏe chúng ta

  • Chữa ngã té chấn thương tụ máu đau: Bát ly tán: Xạ hương 0,4 g, Tô mộc 15 g, Chế phàn mộc miết 4 g, Đồng tự nhiên, Nhũ hương, Một dược, Huyết kiệt đều 10 g, Hồng hoa 8 g, Đinh hương 2 g, làm thuốc tán, mỗi lần uống 3g – 4 g, ngày 2 lần, uống với rượu. Tô mộc sấy khô tán bột, rắc vào vết thương cầm máu.
  • Chữa kinh nguyệt không đều hoặc sinh xong đau bụng từng cơn: Tô mộc 10 g, Huyền hồ sách 6 g, Sơn tra 10 g, Hồng hoa 3 g, Ngũ linh chi 8 g, Đương qui thân 10 g, nước 600 ml, sắc còn 200 ml chia 3 lần uống trong ngày. Sanh xong huyết ra nhiều: Tô mộc 12 g, sắc với 200 ml nước còn 100 ml chia 2 lần uống trong ngày. Nói chung điều trị bụng đau do huyết ứ, dùng Tô mộc thường phối hợp với Hồng hoa, Đương qui, Xích thược.
  • Chữa chứng phụ nữ huyết trệ, kinh bế, bụng đau: Thông kinh hoàn: Xích thược, Ngưu tất, Qui vỹ, Đào nhân đều 10 g, Hổ phách 1,5 g, Sinh địa 15 g, Xuyên khung, Hồng hoa, Tô mộc đều 6 g, Hương phụ, Ngũ linh chi đều 8 g, hồ làm hoàn. Mỗi lần uống 10 g, ngày dùng từ 2 đến 3 lần.

Các lương y tại Trường Cao đẳng Y dược TP HCM khuyến cáo phụ nữ đang trong thời kỳ mang thai tránh dùng cây Tô mộc để chữa bệnh.

Nguồn theo Y tế Việt Nam

Có thể bạn quan tâm

Những vị thuốc Đông Y tăng cường sức đề kháng mùa thu

Mùa thu với sự thay đổi đột ngột từ thời tiết nóng sang lạnh dễ làm cơ thể suy yếu, tăng nguy cơ mắc các bệnh hô hấp như cảm cúm và viêm họng. Việc tăng cường sức đề kháng trong thời điểm này là rất quan trọng để bảo vệ sức khỏe.