Danh mục
Trang chủ >> BÀI THUỐC HAY >> Những công dụng hữu ích của bồ kết ngoài tác dụng làm đẹp tóc

Những công dụng hữu ích của bồ kết ngoài tác dụng làm đẹp tóc

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (6 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

Ngoài công dụng làm đẹp tóc, quả bồ kết còn là loại dược liệu rất hữu ích khi nó có thể giúp điều trị các loại bệnh khác nhau.

Những công dụng hữu ích của bồ kết ngoài tác dụng làm đẹp tóc

Từ xưa đến nay, bồ kết là loại dược liệu được các bà, các mẹ rất tin dùng để gội đầu. Theo kinh nghiệm dân gian, sử dụng bồ kết để gọi đầu có tác dụng làm trơn tóc, trị gàu, giảm thiểu tóc rụng, giúp tóc óng mượt và nhanh dài hơn. Chính vì vậy mà các cụ ta có câu “Bồ kết sạch gàu, mần chầu tốt tóc”. Ngoài những tác dụng đối với tóc, bồ kết còn có nhiều công dụng khác trong điều trị các loại bệnh thường gặp như hen suyễn, kiết lỵ, sâu răng, mụn nhọt…

Các bác sĩ Y học Cổ truyền Sài Gòn cho biết, theo Đông y quả bồ kết tính ôn, có vị cay, mặn, có tác dụng thông khiếu, tiêu thũng, khử đờm và có tiểu độc. Ngay cả trong y học hiện đại, hiện nay một số bệnh viện đã dùng bồ kết để chữa bí đại tiện, chứng tắc ruột với đối tượng là cả người lớn và trẻ em, trung tiện sau khi mổ.

Cách dùng như sau: lấy ¼ quả bồ kết nướng thật vàng, bỏ hạt, sau đó tán thành bột mịn. Chấm bột đó vào đầu canule, đưa sâu vào hậu môn từ 3 đến 4cm, làm như vậy từ 3 đến 4 lần. Cứ như vậy sau 3 đến 5 phút, bệnh nhân có thể đánh trung tiện và thông đại tiện.

Bên cạnh đó, quả bồ kết còn được dùng trong các trường hợp hôn mê bất tỉnh, trúng phong, cấm khẩu, hen suyễn, viêm tuyến vú hay đau nhức răng, mụn nhọt. Thậm chí, bên cạnh công dụng chữa bệnh, quả bồ kết còn được sử dụng để giặt quần áo len, dạ, các loại lụa có màu, bồ kết giúp áo quần không bị hoen ố và không phai màu.

Ngoài quả bồ kết, thì gai bồ kết hay hạt bồ kết cũng có rất nhiều công dụng chữa bệnh. Theo Đông y, hạt bồ kết có vị cay, tính ôn, có tác dụng nhuận táo, thông đại tiện bí kết và tiêu độc. Hạt bồ kết có thể chữa đại tiện tháo kết, đại tiện mót rặn, lỵ mãn tính, lao hạch hay ung độc. Liều dùng là từ 4.5 đến 9g một ngày, sắc nước uống hoặc dùng ở dạng hoàn tán.

Theo trang tin Thuốc Nam thì gai bồ kết thì có tính ôn, vị cay, có tiểu độc, có tác dụng tiêu thũng, sát trùng, bài nùng, khử phong. Công dụng của gai bồ kết là chữa mụn nhọt và tuyến vú sưng đau.

Các bài thuốc dân gian cụ thể có bồ kết

Chữa trúng phong, hôn mê bất tỉnh, cấm khẩu: chuẩn bị quả bồ kết và bạc hà, mỗi loại một lượng bằng nhau, tán thành bột mịn. Sau đó, thổi bột đó vào mũi để gây hắt hơi và giúp bệnh nhân tỉnh lại.

Chữa hen suyễn, thở khò khè, ho nhiều đờm: quả bồ kết (1g), đại táo (4g), cam thảo (2g), quế chi (1g), sinh khương (1g), sắc với 600ml nước, đun đến khi còn 200ml, uống trong ngày.

Chữa nhức răng, sâu răng: lấy quả bồ kết tán nhỏ, sau đó đắp vào chân răng, hễ chảy nước miếng thì nhổ đi, không được nuốt. Hoặc có thể dùng quả bồ kết đốt tồn tính, rang thuốc cho cháy đen bên ngoài mà bên trong vẫn còn chất thuốc rồi xỉa vào chân răng.

Chữa đại tiện mót rặn, kiết lỵ: chuẩn bị hạt bồ kết, chỉ xác mỗi loại một lượng bằng nhau, sao vàng tán thành bột, sau đó trộn với hồ nếp làm thành viên bằng hạt ngô. Mỗi ngày uống từ 10 đến 20 viên với nước chè đặc.

Bài thuốc hay chữa mụn nhọt: gai bồ kết, hoa kim ngân và cam thảo (mỗi loại chuẩn bị từ 2 đến 8g), sắc lấy nước uống. Đồng thời, lấy gai bồ kết và quả bồ hòn đốt thành than, tán thành bột mịn, sau đó trộn với bồ hóng bếp và nhựa thông, phết vào giấy bản làm cao dán lên chỗ bị mụn.

Mặc dù, bồ kết có rất nhiều công dụng tốt đối với sức khỏe, nhưng các bác sĩ Đông y cũng khuyên người dùng cũng nên lưu ý một số điểm sau:

– Phụ nữ đang mang thai tuyệt đối không nên dùng bồ kết vì trong loại dược liệu này có chất tẩy rửa, tính acid nhẹ ,dễ gây tình trạng sảy thai, sinh non, và ảnh hưởng không tốt tới thai nhi, con sinh ra có thể mang dị tật.

– Những người có tỳ vị yếu hay những người mắc bệnh về đường tiêu hóa, tá tràng, bệnh dạ dày cũng không nên sử dụng bồ kết.

– Những người đang đói cũng không nên sử dụng bồ kết vì rất dễ bị ngộ độc, say bồ kết, đặc biệt là những người có sức đề kháng yếu như trẻ nhỏ, người già có thể dẫn đến các triệu chứng mệt mỏi giống như bị ngộ độc thực phẩm.

Nguồn theo Y tế Việt Nam

Có thể bạn quan tâm

Các bài thuốc đông y trị bệnh hiệu quả từ vị thuốc thảo quả

Thảo quả, một loại gia vị phổ biến tại Việt Nam và nhiều quốc gia ...