Rau ngót là loại rau phổ biến, thông dụng trong bữa ăn của người Việt. Rau ngót rất dễ trồng, dễ sống và được trồng bằng thân, là bài thuốc tốt điều trị bệnh.
- Công dụng thần kỳ gừng ngầm dấm đối với sức khỏe
- Những cây thuốc tốt quanh nhà mà trước giờ bạn không hề để ý
- Tìm hiểu tác dụng chữa bệnh của cây chó đẻ răng cưa
Rau ngót đặc điểm giá trị dinh dưỡng tốt cho sức khỏe
Rau ngót dễ sống, vì vậy thường được trồng trong vườn, quanh bờ ao, dọc theo bờ rào, theo các lối đi… chủ yếu là để tận dụng đất. Rau ngót phát triển sinh trưởng nhanh, ít có sâu bệnh không cần dùng đến thuốc nên rau ngót ăn rất lành và an toàn thực phẩm. Người ta sử dụng lá rau ngót để nấu canh với thịt hay tôm rất ngon và bổ dưỡng cho bữa ăn gia đình.
Rau ngót món ăn ngon và có tác dụng trị bệnh
Rau ngót có hàm lượng dinh dưỡng cần thiết, trong 100g rau ngót cung cấp năng lượng 35 kcal; 5,3g protein; 3,4g glucid; 2,5g celluloza; canxi 169mg; sắt 2,7mg; magiê 123mg; mangan 2.400mg; phospho 65 mg; kali 457mg; natri 25mg; kẽm 0,94mg; đồng 190µg; vitamin C 185mg và vitamin A 6.650µg. Rau ngót có nhiều protein, các vi chất dinh dưỡng với hàm lượng rất cao như canxi, sắt, vitamin A, vitamin C… và chất xơ. Vì giá trị các chất dinh dưỡng có trong rau ngót mà các lứa tuổi dùng rất tốt cho sức khỏe, đặc biệt là giúp phụ nữ sau sinh chữa chứng táo bón và nhanh loại bỏ dịch bẩn ra tử cung.
Dược sĩ Trần Văn Chện giảng viên Cao đẳng Dược – Trường Cao đẳng Y Dược tại TPHCM cho biết: Trong rau ngót có hàm lượng vitamin A, vitamin C cao hơn hẳn so với bưởi, chanh, cam… hai thành phần này đóng vai trò quan trọng trong quá trình sản xuất collagen, vận chuyển chất béo, điều chỉnh nồng độ cholesterol và miễn dịch. Ngoài ra, cung cấp một lượng vitamin C cần thiết cho cơ thể giúp vết thương mau lành và chống não hóa, cái thiện chức năng não. Vitamin A là cần thiết cho tăng trưởng, quá trình nhìn của mắt, chống nhiễm khuẩn và duy trì làn da khỏe mạnh.
Tận dụng bài thuốc tốt từ rau ngót để chữa bệnh
Tổng hợp một số kiến thức đông y từ Thư Viện Y Dược, rau ngót có tính lạnh, vị ngọt có công dụng thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu, tăng tiết nước bọt, hoạt huyết hoá ứ, bổ huyết, cầm huyết, nhuận tràng, sát khuẩn, tiêu viêm, sinh cơ, có nhiều tác dụng chữa bệnh.
1. Trị táo bón
Rau ngót bổ âm, lại chứa nhiều chất xơ nên ngăn ngừa hữu hiệu được bệnh táo bón. Phụ nữ sau sinh nên dùng rau ngót để vừa bổ âm, bù lại âm và các chất dịch đã mất cùng máu khi sinh.
2. Thanh nhiệt, giải độc
Rau ngót vị thuốc được dùng để thanh nhiệt, hạ sốt, trị ho do phế nhiệt. Dùng lá rau ngót tươi dưới dạng nước ép lá hoặc nấu canh rau ngót.
Canh rau ngót thanh nhiệt, giải độc
3. Hạ huyết áp
Trong rau ngót có chứa papaverin, chất này có tác dụng gây dãn mạch, chống co thắt cơ trơn. Vì vậy có tác dụng giảm huyết áp hữu hiệu. Bài thuốc này có thể áp dụng cho cả người bị mỡ máu cao (xơ vữa động mạch), tai biến mạch máu não do tắc mạch, nghẽn mạch.
4. Điều trị đái tháo đường
Người bệnh đái tháo đường chỉ được ăn ít cơm để lượng đường gluco không tăng nhiều sau bữa ăn. Rau ngót có inulin giúp làm chậm quá trình hấp thụ đường (đường và cơm là đường nhanh). Mặt khác, khả năng sinh nhiệt của inulin chỉ bằng 1/9 của chất béo.
5. Tốt cho phụ nữ sau sinh
Bác sĩ Nguyễn Thanh Hậu giảng viên dạy hệ Trung cấp Y học cổ truyền cho biết bởi tính thanh mát, vị ngọt, giải độc, thanh lọc, lợi tiểu, lại ít chất béo, điều chỉnh nồng độ cholesterol, vitamin C dồi dào giàu chất xơ, lượng đạm thực vật cao, bổ dưỡng nên rất tốt cho phụ nữ sau sinh. Đối với các chị em sau khi sinh, món rau ngót không thể thiếu trong các món ăn hằng ngày bởi ngoài bồi bổ, lợi sữa, còn có tác dụng giảm cân hiệu quả mà không ảnh hưởng đến sức khỏe.
6. Đổ mồ hôi trộm, táo bón ở trẻ em
Lấy 30g rau ngót, 30g bầu đất, 1 quả bầu dục lợn rồi nấu canh cho trẻ ăn. Đây không chỉ là món canh ngon, bổ dưỡng lại có tác dụng chữa bệnh, mà nó còn là vị thuốc kích thích ăn uống với những trẻ chán ăn.
Đặc biệt, canh rau ngót nấu với thịt lợn nạc hoặc giò sống… không chỉ tốt cho trẻ em mà còn rất tốt cho cả người lớn bởi nó là một vị thuốc bổ, giúp tăng cường sức khoẻ với người mới ốm dậy, người già yếu hoặc phụ nữ sau khi sinh.
2. Chữa tưa lưỡi
Lấy 10g lá tươi, rửa sạch, giã nhỏ vắt lấy nước, thấm vào gạc mềm, sạch, đánh trên lưỡi (tưa trắng), lợi, vòm miệng trẻ em. Đánh nhẹ cho tới khi hết tưa trắng.
Rau ngót vừa có giá trị về dinh dưỡng trong bữa ăn hàng ngày rất tốt cho sức khỏe, vừa có tác dụng thanh nhiệt, giải độc và chữa một số bệnh. Vì thế, rau ngót là một loại thực phẩm quý và là một vị thuốc hiệu nghiệm, mỗi gia đình nên trồng rau ngót tại nhà để bổ sung cho bữa ăn gia đình bổ dưỡng và an toàn cho sức khỏe.
Nguồn: thuocnam.edu.vn