Cây tía tô được mọi người biết đến là loại rau thơm rất phổ biến ở Việt Nam, không chỉ dùng trong thực phẩm mà chúng còn được dùng để trị bệnh.
- Hà Nội bật mí bài thuốc điều trị ho, viêm phế quản ở trẻ em bằng cây thuốc nam
- Hà Nội cho thấy tác dụng bất ngờ của cây sâm đất
- Năm 2018 học Cao đẳng Dược nên chọn trường nào ở Đà Nẵng?
Hà Nội chia sẻ những tác dụng tuyệt vời của tía tô
Những tác dụng tuyệt vời của tía tô
Giảng viên Y học cổ truyền công tác tại Cao đẳng Dược Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur chia sẻ những tác dụng của tía tô đối với sức khỏe như sau:
Chữa cảm mạo
Công dụng đầu tiên của lá tía tô ta có thể kể đến là chữa cảm mạo bởi lá tía tô cực tốt để giải cảm, hạ sốt, nhức đầu, ho hen suyễn…
Người ta có thể đem lá tía tô cùng các lá thơm khác như lá chanh, lá sả, kinh giới, hương nhu, lá tre… nấu chung với nhau nấu thành một nồi lá xông, uống, để lau người, rửa chân trở thành một thần dược chữa cảm tuyệt vời. Với cách nấu nước tía tô để uống, bạn có thể nấu tía tô cùng các lá thơm công với vỏ quýt, gừng tươi… nên uống nóng. Sau khi uống nước tía tô, bạn nên đi nằm, đắp mền để mồ hôi toát ra để giải cảm.
Ngoài ra có thể nấu cháo tía tô dể chữa cảm. Cháo gạo tẻ như bình thường, sau khi chín cho cháo ra bát, trộn lá tía tô non thái chỉ và một ít hành vào cùng. Nên ăn nóng, để mồ hôi toát ra.
Chữa dạ dày
Trong thành phần lá tía tô có chứa Tanin và Glucoside có tác dụng chống viêm, làm se vết loét, liền sẹo và giảm sự gia tăng Axit dạ dày. Vì thế, nghiễm nhiên, lá tía tô trở thành một loại thuốc có tác dụng chữa dạ dày. Người bệnh có thể dùng lá tía tô để chữa bệnh bằng nhiều cách như: nấu cháo, nấu canh, nước sắc… Tuy nhiên, theo tin tức Cao đẳng Y Dược và các chuyên gia Y tế vẫn khuyến khích uống nước sắc để đem lại hiệu quả tốt nhất. Khi uống nước tía tô không chỉ làm giảm dịch vị và Axit có trong dạ dày mà còn có tác dụng thanh lọc cơ thể, giúp bệnh nhân ăn ngon, ngủ yên. Từ đó, giúp bệnh nhân tăng cân và có sức khỏe tốt.
Chữa bệnh Gout
Một trong những công dụng chính của tía tô là điều trị bệnh Gout. Để điều trị bệnh, người nhà có thể cho bệnh nhân ăn hằng ngày để tránh bệnh tái phát. Ngoài ra, khi lên cơn đau Gout cấp tính, người bệnh có thể nhai hoặc uống nước tía tô sắc ngay tức thì vì lá tía tô có tác dụng giảm đau nhanh chóng.
Một trong những công dụng chính của tía tô là điều trị bệnh Gout
Chữa mề đay
Bên cạnh những tác dụng đặc biệt như trên, lá tía tô còn có thể giúp điều trị những bệnh ngoài da như: nổi mề đay, mẩn ngứa, nổi hạch, phát ban do tiếp xúc ánh nắng mặt trời, do côn trùng hoặc do tiếp xúc với khí lạnh, nước lạnh, dị ứng thực phẩm… Để điều trị bệnh này bằng lá tía tô, người bệnh có thể đem giã nát lá tía tô, vắt lấy nước uống. Phần bã có thể đem đắp lên vùng bị nổi mề đay. (Nên nhớ, không được đắp lan ra vùng da thường).
Giúp chị em phụ nữ làm đẹp da và trị mụn
Một trong những tác dụng của lá tía tô rất được chị em phụ nữ ưa thích là làm đẹp da. Để thực hiện phương pháp này, bạn chỉ cần đem lá tía tô rửa sạch, phơi khô và pha như pha trà, uống hàng ngày để làm trắng da. Những thành phần có trong lá tía tô có tác dụng tăng độ ẩm cho da, chống lão hóa, làm mềm những vết chai sần trên da.
Một cách nữa trong việc làm đẹp da là lấy cành và lá tía tô để nấu nước tắm. Cách này cần được thực hiện thường xuyên (Khoảng 4 lần/ tuần) để đem lại hiệu quả tốt nhất. Lá tía tô còn có tác dụng chữa trị mụn thịt, mụn cóc. Cách chữa mụn cũng giống như cách chữa mề đay. Tuy nhiên, bạn không cần phải uống nước tía tô, chỉ cần giã nát 1 nắm lá tía tô tươi rồi chà lên vùng da có mụn thịt, mụn cóc, sau đó lấy băng gạc hoặc băng dính cố định bã tía tô ở vùng da này. Thực hiện liên tục trong vòng 1 – 2 tháng, bạn sẽ thấy mụn giảm dần hoặc biến mất.
Ngoài ra, việc vò nát lá tía tô và chà xát lên mặt cũng làm bay đi mụn cơm và những loại mụn dễ trị. Dầu tía tô (ép từ hạt) cũng có thể làm dầu ăn và làm thành một thứ thuốc.
Nguồn: Thuốc Nam