Từ xa xưa, ông cha ta đã sử dụng rất nhiều bài thuốc chữa sỏi mật từ Đông y, giúp tan sỏi, ngừa viêm túi mật đồng thời ngăn sỏi mật tái phát sau điều trị.
- Những bài thuốc nam giúp hỗ trợ điều trị bệnh sỏi thận
- Thầy thuốc chia sẻ những loại dược liệu điều trị bệnh sỏi thận
- Thầy thuốc đông y chia sẻ chữa bệnh tiểu đường từ cây chó đẻ
Sỏi mật là gì?
Bác sĩ Y học cổ truyền Sài Gòn cho biết, sỏi mật là tình trạng các muối canxi, sắc túi mật và cholesterol trong túi mật kết tinh thành một thể rắn. Các viên sỏi này “ẩn nấp” rất kỹ nên nhiều bệnh nhân còn không biết mình có sỏi cho đến khi có triệu chứng tắc ống túi mật và bị các cơn đau do viêm làm phiền.
Các loại sỏi mật:
Các loại sỏi mật có thể hình thành trong túi mật bao gồm:
- Sỏi cholesterol: Loại sỏi mật phổ biến nhất, được gọi là sỏi cholesterol, thường có màu vàng. Những sỏi mật này chủ yếu chứa cholesterol không tan, nhưng có thể chứa các thành phần khác.
- Sỏi sắc tố: Những hòn sỏi màu nâu sậm hoặc đen này hình thành khi mật của bạn chứa quá nhiều bilirubin.
Bài thuốc Đông y giúp hỗ trợ điều trị bệnh sỏi mật
Bên cạnh việc điều trị sỏi mật theo Tây Y nhiều người hướng đến chữa sỏi mật theo kinh nghiệm dân gian bằng cách sử dụng các bài thuốc nam như sau:
Bài 1: Hạ liên châu 16g, nhân trần 16g, đại hoàng 6g, chỉ xác 8g, đan bì 10g, chi tử 10g, bạch thược 12g, đương quy 12g, trinh nữ 16g, râu ngô 16g. Ngày 1 thang, sắc 3 lần, uống 3 lần. Công dụng: chống viêm, tăng tiết dịch mật, bài thạch.
Bài 2: Lá và cây cối xay 20g, kim tiền thảo 20g, lá tre 12g, hương nhu trắng 12g, xấu hổ 20g, chỉ xác 10g, trần bì 10g, đinh lăng 20g, biển súc 16g, đại hoàng 6g, quy 12g, thục 12g, hoàng kì 12g, cam thảo 12g. Ngày 1 thang, sắc 3 lần, uống 3 lần. Công dụng: chống viêm, thông mật, bài thạch, giảm đau.
Trường hợp sỏi làm tắc ống dẫn mật, gây ứ mật, đau đớn dữ dội, da vàng, tiểu vàng, bệnh nhân đau tăng, nằm ở tư thế “cò súng”.
Bài 1: Lá đinh lăng 30g, nhân trần 30g, chỉ xác 20g, trần bì 20g, cát căn 16g, rễ xấu hổ 20g. Đổ nước 2 bát, sắc còn 1 bát, chia uống 2 lần, cách nhau 20 phút.
Bài 2: Kê nội kim (sao vàng) 12g, thài lài tía 20g, đinh lăng 20g, rễ bí đỏ 20g, bạch mao căn 20g, kim tiền thảo 30g, nhân trần 16g, chi tử 10g, chỉ xác 12g, trần bì 12g. Đổ nước 3 bát, sắc còn 1 bát, chia uống 2 lần, uống trong ngày.
Bài 3 (trà dược): Kim tiền thảo, nhân trần, lá đinh lăng, hương nhu trắng, bạch mao căn, cỏ mần trầu, rau má mỗi vị 200g. Các vị rửa sạch, cắt ngắn phơi khô, trộn đều, bảo quản cho thật tốt, tránh mốc, tránh ẩm. Ngày dùng 30 – 40g hãm với nước sôi vào ấm tích, sau 10 phút là có thể dùng được.
Bác sĩ – Giảng viên Trung cấp Y học cổ truyền khuyên bệnh nhân nên uống dần trong ngày, trà này dùng thường xuyên có tác dụng chống viêm, bài thạch, lợi mật, lợi gan. Bệnh nhân có tiền sử sỏi mật, viêm ống dẫn mật, thiểu năng gan, gan nhiễm mỡ nên dùng.