Hội chứng ruột kích thích là rối loạn tiêu hóa hay gặp, gây nên các rối loạn tiêu hóa mạn tính, tình trạng kéo dài ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống, tâm lý của bệnh nhân. Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu tới mọi người một số bài thuốc giúp trị hội chứng ruột kích thích hiệu quả như sau.
- Điều trị bệnh sỏi mật bằng các bài thuốc đông y
- Những bài thuốc dân gian chữa viêm mũi dị ứng thời tiết hiệu quả
- Thầy thuốc chia sẻ những loại dược liệu điều trị bệnh sỏi thận
Hội chứng ruột kích thích là một hội chứng (IBS)
Bài thuốc dân gian trị hội chứng ruột kích thích
Theo Y học cổ truyền xếp viêm đại tràng mạn và hội chứng ruột kích thích vào các chứng: tiết tả, lỵ tật, hưu tức lỵ, táo bón, phúc thống.
Nguyên nhân bên ngoài là do lục dâm (phong, hàn, thử, thấp, táo, hỏa) bên trong là do nội nhân hỷ nộ ưu tư bi khủng tác động làm rối loạn công năng các tạng phủ đặc biệt là tỳ vị, thận và can.
Người bệnh có biểu hiện đau bụng hố chậu phải, sôi bụng, đầy trướng bụng, thường đau quặn, mót rặn, đi phân nát nhiều lần, táo bón có nhầy phân, đại tiện táo lỏng xen kẽ…; toàn thân mệt mỏi, gầy sút, có khi sốt.
Nguyên tắc điều trị: tùy theo chứng tiết tả, lỵ tật, phúc thống mà dùng một trong ba phương pháp: Kiện tỳ chỉ tả, thanh nhiệt hóa thấp chỉ thống và hoạt huyết hóa ứ.
Trường hợp đi ngoài lỏng nát hay sôi bụng, đau bụng
Bác sĩ – Giảng viên Trung cấp Y học cổ truyền cho biết các bài thuốc cho trường hợp đi ngoài lỏng nát hay sôi bụng, đau bụng
Bài 1: Hoắc hương chính khí tán: hoắc hương 12g, thần khúc 8g, trần bì 12g, phục linh 12g, bạch truật 12g, tô diệp 12g, cát cánh 8g, bạch chỉ 8g, đại phúc bì 12g, hậu phác 10g (sao tẩm gừng), chích thảo 4g. Các vị tán bột mịn, mỗi lần uống 6 – 12g với nước gừng. Trị cho viêm ruột cấp, tiêu chảy cấp, lỵ trực khuẩn mạn tính…
Bài 2: Sâm linh bạch truật tán: nhân sâm, bạch truật, phục linh, sơn dược mỗi vị 80g; liên nhục, bạch biển đậu (sao với nước gừng), ý dĩ nhân, sa nhân, cát cánh, cam thảo sao mỗi vị 40g. Các vị tán bột làm hoàn, mỗi lần uống 6g nước ấm. Trị tiêu chảy mạn tính, viêm dạ dày, xơ gan, viêm thận.
Bài 3: nhân sâm 10g, phục linh 9g, bạch truật 9g, cam thảo 6g, trần bì 9g, bán hạ 12g, sa nhân 6g, mộc hương 6g (hoặc hương phụ 6g). Sắc uống, dùng cho người hay nôn mửa, tiêu chảy, tỳ hư, hàn thấp trệ; viêm loét dạ dày – hành tá tràng, viêm đại tràng mạn, rối loạn chức năng đường ruột.
Do thiên về công năng thận hư (người già tỳ thận dương suy hay đi lỏng nát lúc sáng sớm gọi là ngũ canh tiết tả)
Dùng bài Tứ thần hoàn: phá cố chỉ, sinh khương mỗi vị 160g; nhục đậu khấu (nướng hoặc sao), ngũ vị tử mỗi vị 80g; ngô thù du 40g; đại táo 50 quả. Các vị làm bột mịn. Mỗi ngày uống 12 – 20g với nước đun sôi hoặc nước muối nhạt. Trị ngũ canh tiết tả (đại tiện lỏng buổi sáng sớm), viêm ruột kích thích, viêm ruột mạn, loét ruột.
Trường hợp đi ngoài táo bón
Dùng bài thuốc hay Ma tử nhân hoàn: ma tử nhân 100g, hạnh nhân 50g, bạch thược 320g, đại hoàng 40g, chỉ sác 320g, hậu phác 40g, mật ong vừa đủ. Các vị tán thành bột mịn luyện mật thành hoàn. Mỗi lần uống 4-8g, ngày 2 lần với nước nóng, hoặc trước khi đi ngủ. Trị cho sản phụ sau đẻ táo kết, tiện bí, sau phẫu thuật bí tiện…
Trường hợp đại tiện lúc đầu táo, sau đi nát, lỏng
Dùng bài Qui tỳ: nhân sâm 12g, long nhãn 8g, bạch truật 12g, đương quy 8g, toan táo nhân 12g, viễn chí 4g, mộc hương 4g, chích thảo 4g. Thêm đại táo 4 quả, gừng 3 lát, sắc uống ngày 2 lần. Hoặc tán bột luyện mật làm hoàn. Mỗi lần uống 8 – 12g. Trị tỳ hư thiếu máu, tâm huyết đều hư mệt mỏi ăn kém, hồi hộp, mất ngủ, loét dạ dày tá tràng.
Bác sĩ Y học cổ truyền Sài Gòn cho biết những chú ý sau:
– Người bệnh cần kiêng ăn gỏi, chất béo có dầu mỡ nhiều, duy trì đầy đủ các chất.
– Nếu đi ngoài liên tục, đi lỵ ra máu, mủ, bụng đau, mót rặn có khi sốt, vật vã, co giật cần được cấp cứu bằng y học hiện đại sớm, vừa đảm bảo tính mạng cho bệnh nhân, đồng thời tránh lây lan trong những trường hợp dịch bệnh tả, lỵ…