Danh mục
Trang chủ >> BÀI THUỐC HAY >> Điều trị bệnh lở ngứa bằng y học cổ truyền ở cả người lớn và trẻ em

Điều trị bệnh lở ngứa bằng y học cổ truyền ở cả người lớn và trẻ em

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

Cùng trang thuốc nam tìm hiểu các bài thuốc y học cổ truyền về điều trị bệnh lở ngứa ở trẻ em và người lớn vốn gây ra rất nhiều phiền toái và ngứa ngáy cho tất cả mọi người mắc phải.

điều trị lở da ở trẻ em

Trị lở ngứa trẻ em

Theo bác sĩ YHCT trường cao đẳng y dược TPHCM để điểu trị lở ngứa ở trẻ em cần dùng các loại thuốc sau đây: sử dụng ké đầu ngựa 20 gam, vỏ gạo gai 20 gam, dây kim ngân 12 gam, dây vảy ốc 12 gam, sài đất 12 gam, dây và lá bạc thau 8 gam. Sắc uống đặc ngày dùng 1 thang chia 3 lần, mỗi lần khi uống có thể thêm đường vào cho dễ uống hoặc cho vào 7 đến 8 khẩu mía. Nếu trẻ nào kèm dấu hiệu ho gà, gia vỏ quýt lâu năm, lá chanh và cà gai leo.

Kết hợp: Kiêng dùng xà phòng khi tắm, phải đun nước sôi để nguội để tắm. Có thể cho lá sòi và củ dáy dại đun sôi thật kỹ rồi chắt lấy nước tắm, không được pha nước lã hoặc bất cứ nước gì.

Cần ăn kiêng các thức ăn như tôm, cua, nhộng tằm, ớt, thịt gà, thịt chó, chuối tiêu.

Chữa lở ngứa người lớn

Dược sĩ Trung cấp Dược TPHCM khuyên khi bị lở ngứa nên sử dụng các loại thuốc sau: vỏ cây gạo có gai thái tươi phơi khô 40 gam, ké đầu ngựa sao vàng 20 gam, dây vảy ốc leo thái tươi phơi khô 20 gam, cỏ chỉ thiên 16 gam, cỏ nhọ nồi 16 gam, dây kim ngân 12 gam, ô rô nước 8 gam cho cùng vào nồi sắc chung uống 3 lần trong một ngày.

điều trị lở da ở người lớn

Nếu da ở nơi lở ngứa khô, không ra mồ hôi, dùng gia hương nhu, hoa kinh giới, trắc bách diệp, và bỏ kim ngân, nhọ nồi trong phương thuốc bắc trên.

Nếu nơi lở ngứa chảy nước vàng, gia dùng sài đất.

Đái dắt ra nước vàng nóng, tức bọng đái, gia thổ phục linh, lá cối xay nát nhưng lại bỏ kim ngân, nhọ nồi trong bài thuốc trên.

Nếu phụ nữ ra khí hư, gia lá bạc thau, vòi voi cùng sài đất, nhưng bỏ kim ngân, nhọ nồi.

Với người gầy yếu thì bỏ kim ngân, nhọ nồi, gia lá sung, lá tiết dê, dây chiều, kèm xích đồng nam và dây tơ hồng xanh.

Với phụ nữ sau sinh đẻ bị lở ngứa, ăn uống yếu, chậm tiêu, sữa ra ít, chân tay tê mỏi, bỏ kim ngân, nhọ nồi, gia lá sung, lá mít, cây nàng nàng, cây cà gai, dây chiều và hương phụ chế.

Nguồn: thuocnam.edu.vn

Nguồn theo Y tế Việt Nam

Có thể bạn quan tâm

Suy giảm nội tiết tố nữ nên uống thuốc gì theo Đông Y?

Rối loạn nội tiết tố nữ là một trong những tình trạng gây ra nhiều ...