Bồ công anh thường mọc hoang nhiều ở các tỉnh phía Bắc và những nơi vùng núi cao như Đà Lạt, Tam Đảo, Sa Pa.. Đây là một loại cây thuốc được áp dụng trong nhiều bài thuốc chữa bệnh vô cùng hiệu nghiệm.
- Bác sĩ YHCT tư vấn chữa đau lưng từ những vị thuốc nam ngay trong vườn nhà
- Chữa bệnh hiệu quả bằng các loại rau có ngay trong vườn nhà
- Tìm hiểu những công dụng chữa bệnh tuyệt vời của Cỏ ban
Công dụng chữa bệnh đặc biệt từ cây Bồ công anh
Tìm hiểu sơ lược thông tin về Bồ công anh
Bồ công anh có tên khoa học là Taraxacum mongolicum Hand – Mazz, Cây Bồ công anh còn được gọi với tên khác là Bồ cóc, Mũi mác, Diếp hoang, Diếp dại, Diếp trời, cao 0,6-1,0 m, thân mọc thẳng, nhẵn, không cành. Lá dài 30 cm rộng 5-6 cm, mép có răng cưa thưa. Bấm vào lá và thân đều thấy tiết ra nhũ dịch màu trắng đục như sữa.Trồng Bồ công anh bằng hạt, trồng vào tháng 3-4 hoặc tháng 9-10. Có thể trồng bằng mẩu gốc, sau 4 tháng là thu hoạch được.Có 2 loại: Bồ công anh Trung Quốc, Bồ công anh Việt Nam. Dân gian thường dùng lá Bồ công anh, thu hoạch lá về dùng tươi hay phơi hoặc sấy khô, dùng tươi tốt hơn. Cũng có thể dùng rễ, toàn cây phơi khô. Lựa thứ nhiều lá, màu lục tro, rễ nguyên đủ là tốt. Bộ phận dùng làm thuốc là toàn cây có rễ. Vị đắng ngọt, tính hàn, qui kinh Can Vị. Chưa thấy tài liệu nghiên cứu về cây Bồ công anh của Việt nam. Ở đây chủ yếu giới thiệu cây Bồ công anh Trung Quốc. Theo tìm hiểu của các giảng viên Cao đẳng Dược tại trường Cao đẳng Y dược TPHCM trong rễ có một chất đắng Bồ công anh Taraxacin, chất Taraxenola, chất nhựa, đường khử , chất đắng , saponozit, men tyrosinaza. Trong hoa có Xanthophyl, trong lá có Luteolin -7 – glucozit và apigenin – 7 – glucozit hay cosmoziozit và rất nhiều Vitamin B, C. Theo Đông y, Bồ công anh có tác dụng thanh nhiệt giải độc, lợi thấp thông lâm , chủ trị các chứng ung nhọt, nhũ ung ( viêm vú), trường ung (viêm ruột), sang lở, đau họng (hầu tý), mắt sưng đỏ đau, chứng thấp nhiệt hoàng đản (viêm gan vàng da), nhiệt lâm (viêm tiết niệu).
Áp dụng Bồ công anh vào một số bài thuốc chữa bệnh
Bồ công anh vào một số bài thuốc chữa bệnh
- Chữa nốt ruồi da: dùng một ít Bồ công anh tươi đắp lên vùng cần chữa.
- Chữa bệnh quai bị: dùng Bồ công anh tươi 30g ( khô thì 20g) gia 1 lòng trắng trứng gà thêm ít đường phèn bọc vải đắp vùng đau ngày thay một lần.
- Chữa bỏng nhiễm trùng: Dùng bồ công anh tươi giã nát gia cồn 75 độ, trộn đắp vào vết bỏng.
- Chữa đục giác mạc: thuốc nhỏ mắt Bồ công anh (hàm lượng 10ml thuốc có 3g Bồ công anh khô) nhỏ mắt ngày 3 lần, đồng thời uống nước sắc Bồ công anh.
- Chữa viêm gan cấp: Bồ công anh 20 g, Nhân trần 20 g, Thổ phục linh 20 g, Bạch mao căn 20 g, sắc lấy nước uống.
- Chữa viêm màng tiếp hợp cấp: Bồ công anh sắc nước xông mắt, dùng thêm Cúc hoa, Hạ khô thảo càng tốt.
- Chữa viêm amidan: mỗi ngày sắc 120 – 180 g Bồ công anh khô uống.
- Chữa viêm ruột thừa: Bồ công anh 40 g, Kim ngân hoa 40 g, Đại hoàng 20 g, Đơn bì 20 g, Xuyên luyện tử 12 g, Xích thược 16 g, Đào nhân 12 g, Sinh Cam thảo 12 g sắc lấy nước uống.
- Chữa táo bón: thuốc có tác dụng nhuận tràng.
- Chữa viêm tuyến vú: vú sưng nóng đỏ, chưa vỡ mủ (uống trong và đắp ngoài). Trị viêm tuyến vú phối hợp với Liên kiều, Kim ngân hoa, Xuyên sơn giáp dùng bài Nhũ ung thang: Bồ công anh 40g, Kim ngân hoa 40 g, Xuyên sơn giáp (sao) 12 g, Liên kiều 16 g, Thiên hoa phấn 16 g, Thanh bì 8 g, Sài hồ 12 g, Sinh Cam thảo 8 g, sắc lấy nước uống.
Ngoài ra, theo tìm hiểu của các lương y tại trường Cao đẳng Y dược TPHCM, Bồ công anh còn được dùng để chữa viêm tiết niệu, đầy hơi, viêm bàng quang, đau dạ dày, rối loạn tiêu hóa dùng bài: Bồ công anh 40 g, Quất bì 24 g, Sa nhân 12 g, tán nhuyễn thành bột, mỗi lần uống 1 – 2 g, ngày 2 – 3 lần.Liều thường dùng: 8 – 30g, thuốc tươi có thể dùng gấp 2 – 3 lần, đắp ngoài không hạn chế.