Danh mục
Trang chủ >> CÂY THUỐC - VỊ THUỐC >> Cây so đũa và những tác dụng chữa bệnh không ngờ

Cây so đũa và những tác dụng chữa bệnh không ngờ

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (8 votes, average: 3,50 out of 5)
Loading...

Cây so đũa không chỉ được người dân các tỉnh Nam Bộ trồng làm cảnh mà còn là một loại thực phẩm có thể làm rau ăn và có công dụng chữa bệnh rất tuyệt vời.

Cây so đũa và những tác dụng chữa bệnh không ngờ

Cây so đũa là một thảo dược rất quý cho sức khỏe của con người, hầu như toàn bộ các bộ phận của cây so đũa từ hoa, lá đến vỏ, rễ,….đều dùng làm thuốc chữa bệnh. Đặc biệt hai loại sắc tố agathin màu đỏ và xanthoagathin màu vàng của vỏ cây so đũa là những chất có tác dụng chống oxy hóa tế bào.

Tìm hiểu về cây so đũa

Theo thông tin của Thư Viện Y Dược, So đũa còn có tên gọi khác là Su đũa hay điền thanh hoa lớn, tên khoa học là Sesbania grandiflorathuộc họ Đậu. Có nguồn gốc từ Ấn Độ hay Đông Nam Á và thường mọc ở những nơi nóng ẩm. Ở Việt Nam, cây thường mọc hoang hoặc được trồng dọc theo các bờ ruộng, ven đường,…thậm chí một số người dân ở các tỉnh Nam Bộ trồng trong sân vườn để làm cảnh vì có hoa đẹp, và các phần non của hoa, lá, quả thường được dùng làm rau ăn.

– Cây so đũa mọc và phát triển rất nhanh, thường có thân cao 5-10 m, có vỏ dầy, sần sùi và tiết ra mủ đỏ, có thể sống từ 5-10 năm. Thân cành của cây so đũa được dùng làm củi đun, làm nguyên liệu bột giấy, nguyên liệu để trồng nấm mộc nhĩ, bào ngư..

– Rễ thuộc loại rễ cọc, có nhiều rễ phụ ăn cạn và rễ non có thể được vi khuẩn cộng sinh để tạo nốt sần có khả năng tổng hợp đạm từ không khí.

– Lá kép lông chim chẵn, mọc so le, gồm 20-25 đôi lá chét và dài 15-30cm, hình bầu dục thuôn. Các lá giữa thường dày hơn các lá ở ngọn, lá bẹ rụng sớm và lá non mọc nhiều vào đầu mùa mưa.

– Hoa to, mọc thành chùm ngắn có 3-5 cái thõng xuống ở nách lá, dạng hoa môi dài 7-8 cm, màu trắng đôi khi có màu hồng hay cam tím.

– Quả nang tự khai, dài như quả đậu đũa thót lại ở hai đầu nhưng không chia thành đốt. Thường dài 30-50 cm, dẹt, hơi hẹp lại ở khoảng cách giữa các hạt.

– Hạt hình thận, dẹt, có màu vàng sậm đến nâu. Vỏ có chất màu đỏ và vàng.

Theo Y học cổ truyền, cây so đũa được dùng vào việc điều trị viêm loét miệng và là thuốc bổ đắng kích thích tiêu hóa. Trong dân gian hay sử dụng bông so đũa chế biến thành các món ăn phong phú và đa dạng.

Công dụng chữa bệnh không ngờ từ cây so đũa

Tất cả các bộ phận của cây so đũa từ rễ, vỏ cây, nhựa mủ, lá, hoa và hạt đều được sử dụng trong Y học cổ truyền các nước vùng Đông Nam Á và Ấn Độ. Sau đây là một số công dụng chữa bệnh từ tất cả các bộ phận của cây so đũa:

Vỏ cây so đũa

Trong vỏ cây so đũa có chứa chất gôm nhựa, lúc còn tươi gôm nhựa có màu hồng đỏ, nhưng để một thời gian thì xâm lại. Ngoài ra, trong vỏ cây so đũa còn chứa hai chất màu là agathin màu đỏ, và xanthoagathin màu vàng, basorin, một chất nhựa và tannin.

Bác sĩ Y học Cổ truyền Nguyễn Thanh Hậu – giảng viên Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết, vỏ cây so đũa có vị đắng, chát; có tác dụng làm thuốc bổ đắng giúp ăn ngon cơm, dễ tiêu hóa. Còn dùng chữa lỵ, ỉa chảy, viêm ruột. Hoa và lá dùng chữa cảm cúm,hạ nhiệt. Một số nơi dùng vỏ cây so đũa đun nước uống để chữa bệnh đậu mùa, ghẻ ngứa. Không chỉ vậy, nhựa có trong vỏ cây còn được dùng làm thuốc săn da.

Xắt mỏng vỏ so đũa, phơi thật khô, khoảng 40 g ngâm trong 1 lít rượu ngon loại 400, ngâm từ 15 ngày đến 30 ngày, mỗi ngày uống trước khi ăn cơm 15-30 ml sẽ có tác dụng kích thích tiêu hóa, giúp khí huyết lưu thông và giúp cơ thể khỏe mạnh cường tráng, dẻo dai. Lấy vỏ cây nấu nước sôi, thêm ít muối, ngậm trong miệng chừng 5-10 phút, mỗi ngày ngậm 2-3 lần có thể chữa được viêm họng hoặc đau răng.

Lá cây so đũa

Lá cây so đũa không chỉ là món ăn khoái khẩu của loài dê, cá mà còn được sử dụng để điều trị chứng động kinh và các nghiên cứu trên lâm sàng đã chứng minh tác dụng chống co giật của lá so đũa rất hiệu nghiệm. Ngoài ra dùng lá so đũa nghiền nát còn có thể chữa bong gân và bầm tím rất hiệu quả. Ngậm nước ép từ lá có tác dụng chống cảm cúm, viêm họng và điều trị lở loét vòm họng, chữa đau nhức răng.

Không chỉ một món ăn dân dã mà còn là một thảo dược rất quý cho sức khỏe

Hoa cây so đũa

Theo Thuốc Namhoa so đũa không chỉ được dùng để nấu canh chua, đọt non ăn như rau với mắm sống, món kho,…mà còn được dùng để chữa vàng da, viêm phế quản, bệnh gút, phù thũng và sốt cách nhật. Dịch của hoa và của lá so đũa là một vị thuốc dân gian để trị chứng sổ mũi, đau đầu. Nước sắc hoa cũng dùng để tẩy.

Rễ cây so đũa

Rễ dùng để chữa viêm nhiễm, giun sán, động kinh, ngứa, bệnh phong, bệnh quáng gà.

Quả và hạt so đũa

Trái so đũa khi còn non gập bẻ đôi được, đem xắt khúc ngâm nước chừng mươi phút để xả chát, xào với thịt hay luộc, khẩu vị không khác đậu đũa hay đậu cô ve. Ngoài ra, quả và hạt so đũa có tính nhuận tràng, kích thích trí tuệ, chống thiếu máu, viêm phế quản, sốt, đau, khát nước, làm giảm kích thước các khối u.

Nguồn: thuocnam.edu.vn

 

Nguồn theo Y tế Việt Nam

Có thể bạn quan tâm

Những vị thuốc Đông Y tăng cường sức đề kháng mùa thu

Mùa thu với sự thay đổi đột ngột từ thời tiết nóng sang lạnh dễ làm cơ thể suy yếu, tăng nguy cơ mắc các bệnh hô hấp như cảm cúm và viêm họng. Việc tăng cường sức đề kháng trong thời điểm này là rất quan trọng để bảo vệ sức khỏe.