Danh mục
Trang chủ >> BÀI THUỐC HAY >> Cây bạc thau và công năng chữa bệnh thần kì ít ai biết đến

Cây bạc thau và công năng chữa bệnh thần kì ít ai biết đến

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

Cây bạc thau là loại cây mọc hoang khắp nơi, nhiều người thường chặt bỏ vì nghĩ nó không có tác dụng gì. Nhưng bạn sẽ hối hận nếu biết công năng của nó đó!

Cây bạc thau và công năng chữa bệnh thần kì ít ai biết đến

Cây bạch thau còn có tên gọi khác là bạch hạc đãng, thau bạc, lú lớn, bạch hoa đằng. Là một loại cây dây leo sống lâu niên. Các bộ phận lá, rễ, cr đều có thể được dùng để làm thuốc chữa bệnh hiệu quả.

Giới thiệu về cây bạc thau

Theo chia sẻ của Dược sĩ Trần Văn Chện – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur về cây bạc thau là một loại cây thuốc quý, thuộc loại dây leo bò hoặc quấn, thân có nhiều lông màu trắng bạc. Lá nguyên, mọc so le, hình bầu dục hay trái xoan, mặt trên nhẵn, xanh sẫm, mặt dưới (mặt sau) có nhiều lông mịn màu trắng bạc. Cụm hoa ở nách lá hay ở ngọn thân, hình đầu hay hình tán, cuống hoa có lông tơ trắng bạc. Hoa đều, lưỡng tính, mẫu 5, màu trắng, tím, mặt ngoài có lông tơ. Mặt ngoài của lá đài cũng có ánh bạc. Quả mọng hình cầu, khi chín màu đỏ, bao bởi đài hoa phát triển, có mặt trong màu đỏ. Hạt hình trứng, màu nâu.

Vì cây bạc thau có thể chữa được nhiều bệnh khác nhau nhưng ít ai biết đến, lại mọc hoang nhiều nơi nên cây bạc thau là một loại cây dễ tìm. Cây bạc thau có vị hơi chua, hơi đắng nhạt, tính mát, không độc nên được sử dụng nhiều trong nhiều bài thuốc Y Học Cổ Truyền.

Công dụng của cây bạc thau

Công dụng và cách dùng của cây bạc thau

Cây bạc thau được thu hái quanh năm, lá dùng tươi không cần chế biến. Rễ đào về đem rửa sạch, thái mỏng phơi khô làm thuốc. Cây có tác dụng Thanh nhiệt, lợi thuỷ, giải độc, sát trùng, tiêu viêm, thường được dùng để trị bí tiểu tiện, đi đái ít một rát buốt, nước tiểu đục, bạch đới, ngứa lở, mụn nhọt, sốt rét, ho, viêm phế quản cấp, và mạn.

Ngoài ra, nếu dùng khô có thể chữa ho, điều kinh, bạch đới khí hư, thông tiểu, hay dùng chữa ho cho trẻ con. Dùng ngoài giã nát đắp lên nơi xương gãy, mụn nhọt cho hút mủ lên da non. Theo thông tin của Thư viện Y Dược thì nếu dùng toàn cây trị ho, viêm thận thủy thũng, chân tay yếu mỏi; dùng ngoài trị độc do giang mai.

Cách dùng:

– Ngày dùng 6-20g khô dạng thuốc sắc, 20-40g dạng tươi.

– Nếu dùng ngoài tươi không kể liều lượng.

Một số bài thuốc chữa bệnh của cây bạc thau

Sau đây là một số bài thuốc hay được sử dụng từ cây bạc thau:

Kinh nguyệt không đều: Bạc thau 20g, Rau dền gai 8-16g sắc nước uống.

Lá bạc thau 10g, rễ xích đồng nam 10g, vỏ thân mía tía 10g, rễ cỏ tranh 10g, rễ móc diều 8g, cỏ hàn the 8g, lá huyết dụ 8g. Phơi khô. Sắc uống.

Một số bài thuốc của cây bạc thau

Rong huyết, rong kinh: Lá Bạc thau giã nhỏ chế nước nguội vào, vắt lấy nước cốt uống, và lấy bã đắp lên đỉnh đầu (Nam được thần hiệu). Hoặc dùng lá Bạc thau, lá Ngải cứu, lá Bạch đầu ông mỗi vị 20g giã nhỏ, lọc nước uống.

Bạch đới: Lá Bạc thau và lá Mò (Xích đồng nam, Bạch đồng nữ) mỗi vị 30-40g giã vắt lấy nước uống trong hay sắc uống.

Ho trẻ em: Lá Bạc thau, lá Chua me, lá Xương sông mỗi vị 6-8g giã vắt lấy nước cốt cho uống.

Sưng tấy, mụn nhọt: Lá Bạc thau tươi giã đắp.

Nổi mẩn ngứa, ghẻ lở, rôm sẩy: Lá Bạc thau nấu nước tắm rửa.

Vết thương, mụn nhọt, chảy nước vàng: Lá Bạc thau khô tán mịn, rắc hoặc lá tươi giã đắp.

Chữa ho: Bạc thau 20-30g, Bướm bạc 15-20g, Bạc hà 5-10g.

Nguồn: thuocnam.edu.vn

Nguồn theo Y tế Việt Nam

Có thể bạn quan tâm

Suy giảm nội tiết tố nữ nên uống thuốc gì theo Đông Y?

Rối loạn nội tiết tố nữ là một trong những tình trạng gây ra nhiều ...