Danh mục
Trang chủ >> CÂY THUỐC - VỊ THUỐC >> Cây Kim anh: cây thuốc nam có nhiều công dụng chữa bệnh

Cây Kim anh: cây thuốc nam có nhiều công dụng chữa bệnh

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

Cây Kim anh được coi là một cây thuốc nam quý với các bộ phận như rễ, lá, quả đều có công dụng chữa bệnh. Cùng tìm hiểu các công dụng của cây kim anh trong bài viết sau đây.

Cây Kim anh: cây thuốc nam có nhiều công dụng chữa bệnh

Cây Kim anh: cây thuốc nam có nhiều công dụng chữa bệnh

Đặc điểm nhận biết cây kim anh

Cây kim anh có tên khoa học là Rosa laevigata Michoc, là một loài cây thuộc họ hoa hồng (Rosaceac). Tên khác là thích lê, đường quán.

Đặc điểm nhận biết: cây leo nhỏ, mọc thành bụi sum sê, dài khoảng 7-10m, thân cành của cây kim anh đều nhẵn, vỏ ngoài có màu xám nhạt hoặc màu nâu, có nhiều gai. Lá của cây kim anh là loại lá kép mọc so le, gồm 3 lá chét hình bầu dục hoặc hình trứng, mép khía răng nhọn, mặt trên màu lục sẫm, mặt dưới nhạt, đôi khi có ít gai ở gân, lá chét tận cùng dài và to hơn.

Hoa của kim anh mọc đơn độc ở đầu cành, to và có màu trắng thơm, cuống có lông cứng màu vàng nhạt, nhị hoa nhiều màu vàng. Quả giả hình trứng do đế hoa lõm hình thành, có lông dạng gai cứng, khi chín màu vàng nâu. Hạt – quả thật, nhiều, thon dẹt.

Hoa kim anh nở vào khoảng từ tháng 3 – 6 hàng năm, ra quả vào khoảng tháng 7 đến tháng 9. Ở nước ta, cây kim anh mọc hoang ở các vùng núi thấp như Cao Bằng và Lạng Sơn.

Bộ phận dùng làm thuốc của cây kim anh

Theo y học cổ truyền, bộ phận dùng làm thuốc của cây kim anh chủ yếu là quả (gọi là vị thuốc kim anh tử). Thời gian thu hoạch quả vào khoảng tháng 10-11 lúc quả gần chín, thu hái xong cho vào túi vải, xóc mạnh và chà xát cho rụng hết gai, rồi bổ đôi, nạo sạch hạt và lớp lông tơ màu vàng nhạt bên trong quả, đem sấy khô hoặc phơi.

Bác sĩ Bùi Huỳnh, giảng viên văn bằng 2 Cao đẳng Dược Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết, dược liệu kim anh có màu đỏ nâu, bóng như màu cánh gián, mặt ngoài hơi có nếp nhăn dọc và những chấm lồi là vết tích của gai đã rụng, sờ thấy ráp tay, bên trong nhẵn bóng, chất cứng, vị chua, chát, hơi ngọt, tính bình.

Bà con lưu ý tránh nhầm lẫn cây kim anh với một loài hồng dại mọc hoang trong rừng, dáng cây rất giống cây kim anh nhưng hoa lại có màu đỏ. Người dân Lạng Sơn vẫn gọi là kim anh hoa đỏ nhưng không có tác dụng chữa bệnh.

Công dụng chữa bệnh của quả kim anh

Công dụng chữa bệnh của quả kim anh

Công dụng chữa bệnh của quả kim anh

Sau đây là một số công dụng chữa bệnh của quả kim anh hay còn gọi là vị thuốc  kim anh tử:

Tác dụng cầm máu, tăng cường hệ miễn dịch

Nghiên cứu cho thấy trong thành phần hóa học của quả kim anh có chứa các chất như saponin (17%), đường (như fructose, sucrose), vitamin C (1.5 %), tannin, nhựa (resin), các acid hữu cơ (như malic, citric), khoáng chất (như calcium, magnesium, potassium, sắt, manganese, kẽm…)

Thuốc được dùng để cầm máu, tăng cường sức đề kháng được làm dưới dạng sirô như sau: Quả kim anh liều lượng 100g, tán bột, ngâm với 500 ml rượu, khoảng 15-20 ngày đem lọc, đun nhỏ lửa để bay hết rượu; sau đó bạn để nguội rồi trộn với 200ml sirô, khuấy đều. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 1-2 thìa canh.

Tác dụng ổn định thần kinh, giảm lo âu, cải thiện giấc ngủ

Dược sĩ Lê Thắm, giảng viên Cao đẳng Dược Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết, Tây y dùng cồn thuốc được chế biến từ quả kim anh ngâm trong cồn 80 độ làm 3 lần để nuốt kiệt hoạt chất.

Liều dùng hàng ngày là 15-30 giọt. Lưu ý không sử dụng quá liều, sau một thời gian dùng thuốc nên nghỉ một tuần, rồi tiếp tục dùng nếu cần.

Tác dụng bổ thận, ích tinh, tráng dương

Trong y học cổ truyền, quả kim anh có tác dụng dụng bổ tỳ, ích thận trị di mộng tinh, rối loạn cương dương. Với liều dùng hàng ngày: 8-12g dưới dạng thuốc bột hoặc cao lỏng (cao kim anh pha mật ong với tỷ lệ 10% cao và 90% mật).

Nguồn: Thuocnam.edu.vn tổng hợp

(Tham khảo Sức khỏe đời sống).

Bệnh viện thẩm mỹ Gangwhoo Bệnh viện thẩm mỹ Gangwhoo Bệnh viện thẩm mỹ Gangwhoo Bệnh viện thẩm mỹ Gangwhoo Bác sĩ Phùng Mạnh Cường Bác sĩ Phùng Mạnh Cường

Nguồn theo Y tế Việt Nam

Có thể bạn quan tâm

Bài thuốc Đông y bổ máu từ vị thuốc đương quy

Đương quy, hay còn gọi là tần quy, vân quy, xuyên quy, đã từ lâu ...