Danh mục
Trang chủ >> CÂY THUỐC - VỊ THUỐC >> Những loại dược liệu đông y hỗ trợ trị đau nhức xương khớp

Những loại dược liệu đông y hỗ trợ trị đau nhức xương khớp

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (4 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

Chuyên trang thuốc nam mách bạn 6 cây thuốc nam chữa bệnh đau nhức xương khớp rất hiệu quả, không gây hại đến sức khỏe: Cây dây đau xương, cây lá lốt, cây cỏ xước…

Trong dân gian có rất nhiều bài thuốc từ các thảo dược có tác dụng chữa đau nhức xương khớp rất hiệu quả, không gây hại đến sức khỏe. Thầy thuốc Y học cổ truyền Sài Gòn mách bạn 6 cây thuốc nam có tác dụng chữa đau nhức xương khớp: cây dây đau xương, cây lá lốt, cây cỏ xước, cây đơn châu chấu, cây huyết đằng, cây xấu hổ đỏ

Những dược liệu chữa bệnh đau nhức xương khớp

Cây Dây Đau Xương

Theo kinh nghiệm dân gian, cây dây đau xương từ lâu đã được sử dụng làm vị thuốc chữa đau nhức xương khớp.

Cây dây đau xương có tên gọi khác là: Thân Cân Đằng, Khoan Cân Đằng, Tục Cốt Đằng. Trong Đông Y, dây đau xương có vị hơi đắng, tính mát có tác dụng thanh nhiệt, lợi thấp, hoạt lạc, khu phong, chỉ thống. Thông thường người ta hay sử dụng thân và lá của cây Dây Đau Xương để chữa bệnh. Thời điểm tốt nhất để thu hái là khi thân cây đã già. Sau khi thu hái về thì thái nhỏ rồi đem phơi khô.

Sử dụng bài thuốc từ cây dây đau xương có thể chữa các bệnh về tê thấp, đau xương khớp, tê bại. Ngoài ra, còn dùng để chữa đau nhức gân cốt, đau dây thần kinh hông, đòn ngã tổn thương và để bổ sức.

Cây Lá Lốt

Lá lốt không chỉ dùng làm gia vị trong các món ăn mà nó còn dùng như một vị thuốc chữa bệnh, đặc biệt là các bệnh về xương khớp.

Cây lá lốt có tên gọi khác là Tất bát và có tên khoa học là Piper lolot, thuộc họ Hồ tiêu – Piperaceae. Trong dan gian, người ta thường sử dụng toàn cây lá lốt để làm thuốc. Có thể hái quanh năm và hái xong đem về rửa sạch, phơi nắng sấy khô hoặc dùng tươi.

Trong Đông Y, cây lá lốt có vị cay, mùi thơm, tính ấm, có tác dụng ôn trung, tán hàn, hạ khí, chỉ thống và thường dùng để điều trị các bệnh như: phong hàn thấp, chân tay lạnh, tê bại, tê thấp, đau lưng, đau gấp ngang lưng, sưng đầu gối, bàn chân tê buốt.

Cây Cỏ Xước

Cây Cỏ Xước hay còn gọi là Nam Ngưu Tất và có tên khoa học là Achyranthes aspera L.0 – Amarantheceae . Trong Đông Y, cây cỏ xước có vị đắng, vị chua, tính mát có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, tiêu viêm, lợi niệu và dùng để chữa các bệnh: phong thấp tê mỏi yếu liệt, đau lưng, nhức xương, viêm khớp, sưng gối, kinh nguyệt không đều, ứ huyết trong tử cung, hàn thấp, chân tay co quắp, tiểu tiện không lợi, đái rắt, đái buốt, sốt rét.

Cây Đơn Châu Chấu

Cây Đơn Châu Chấu có tên gọi khác là cây Cuồng, Đinh Lăng Gai, Độc Lực. Dân gian người ta thường dùng tất cả các bộ phận như rễ, lá, thân cây để làm thuốc. Cây đơn châu chấu có vị cay, hơi đắng, tính ấm. Vỏ rễ có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, tiêu thũng, tán ứ, khu phong, trừ thấp. Rễ có tác dụng kháng sinh mạnh, có thể giải độc. Thân, nhất là lõi thân có tác dụng bổ. Lá có tác dụng tiêu độc.

Cây Huyết Đằng

Cây Huyết Đằng hay còn có tên gọi khác là Hồng Đằng, Dây Máu. Dân gian người ta thường dùng thân cây để làm thuốc. Trong Đông Y, cây huyết đằng có vị đắng chát, tính bình; có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, hoạt huyết, khu phong và thường được dùng để chữa các bệnh phong thấp, đau nhức, té ngã sưng đau, huyết hư đầu váng.

Cây Xấu Hổ Đỏ

Cây Xấu Hổ Đỏ hay còn gọi là Cây Thẹn, Cây Mắc Cỡ, cây Trinh Nữ. Dân gian thường dùng lá, thân và rễ đều được dùng làm thuốc chữa bệnh. Rễ được thu hái quanh năm sao khô dùng làm thuốc. Bác sĩ giảng viên Trung cấp Y học cổ truyền cho biết cây xấu hổ đỏ có vị ngọt chát, tính mát, có tác dụng trấn an tinh thần, chống viêm và được dùng để chữa các bệnh phong thấp tê bại, suy nhược thần kinh, mất ngủ, viêm phế quản, viêm kết mạc cấp, viêm gan, viêm ruột non, sỏi niệu, huyết áp cao.

Nguồn theo Y tế Việt Nam

Có thể bạn quan tâm

Bài thuốc Đông y bổ máu từ vị thuốc đương quy

Đương quy, hay còn gọi là tần quy, vân quy, xuyên quy, đã từ lâu ...