Được biết đến lá lốt là một loại gia vị khá phổ biến trong những món ăn của người Việt, không chỉ có ý nghĩa trong những bữa ăn ngon của gia đình mà nó còn là vị thuốc chữa bệnh rất hiệu quả.
- Công dụng thú vị từ Cỏ mần trầu
- Điều trị tiểu đường hiệu quả bằng búp ổi, lá sa kê và đậu bắp
- Những tác dụng chữa bệnh ít biết đến của bắp cải
Y sĩ y học cổ truyền chia sẻ những công dụng chữa bệnh từ lá lốt
Vị thuốc lá lốt trong Đông y có ý nghĩa như thế nào?
Theo Đông y, lá lốt có vị nồng, hơi cay, tính ấm, công dụng ôn trung (làm ấm bụng); tán hàn (trừ lạnh); hạ khí (đưa khí đi xuống); chỉ thống (giảm đau); yêu cước thống (đau lưng, đau chân), tỵ uyên (mũi chảy nước tanh thối kéo dài), trị nôn mửa, đầy hơi, khó tiêu…
Theo các chuyên gia Y Dược giảng dạy Văn bằng 2 Cao đẳng Dược Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur chia sẻ: Trong dân gian thường dùng lá lốt đơn lẻ hoặc phối hợp với một số vị thuốc khác như rễ cỏ xước, lá xương sông, rễ bưởi bung… sắc lấy nước uống hoặc ngâm tay chân để chữa các chứng đau nhức xương khớp, đau vùng ngực và bụng do lạnh; chứng ra nhiều mồ hôi tay, chân; mụn nhọt, đau đầu, đau răng…
Lá lốt có thể dùng tươi, phơi hay sấy khô, mỗi người chỉ nên ăn từ 50 – 100g lá lốt mỗi ngày. Gần đây một số người mắc bệnh gout đã truyền nhau kinh nghiệm ăn các món có lá lốt để điều trị căn bệnh vốn được cho là “bệnh của nhà giàu”.
Đào tạo tuyển sinh VB2 Y sĩ y học cổ truyền có thể học ngoài giờ hành chính
Y sĩ y học cổ truyền mách bạn những công dụng của lá lốt trong chữa bệnh.
Lá lốt có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm và giảm đau… Sau đây là một số tác dụng của cây lốt.
- Chữa đau nhức xương, khớp khi trời lạnh:
Chuẩn bị: 5-10g lá lốt phơi khô (15-30g lá tươi), sắc 2 bát nước còn ½ bát, uống trong ngày. Uống khi thuốc còn ấm, nên uống sau bữa ăn tối. Mỗi liệu trình điều trị 10 ngày hoặc lá lốt và rễ các cây bưởi bung, vòi voi, cỏ xước (mỗi vị 30g), tất cả đều dùng tươi thái mỏng, sao vàng, sắc với 600ml nước, còn 200ml chia 3 lần uống trong ngày. Uống liên tục trong 7 ngày.
- Chữa đau bụng do nhiễm lạnh:
Lá lốt tươi 20g, rửa sạch, đun với 300ml nước còn 100ml. Uống trong ngày khi thuốc còn ấm, nên uống trước bữa ăn tối. Dùng liên tục trong 2 ngày.
- Chữa chứng ra nhiều mồ hôi ở tay, chân:
Lá lốt tươi 30g, rửa sạch, để ráo cho vào 1 lít nước đun sôi khoảng 3 phút, khi sôi cho thêm ít muối, để ấm dùng ngâm hai bàn tay, hai bàn chân thường xuyên trước khi đi ngủ tối. Thực hiện liên tục trong 5-7 ngày. Hoặc lá lốt 30g, thái nhỏ, sao vàng hạ thổ. Sắc với 3 bát nước còn 1 bát. Chia 2 lần, uống trong ngày. Uống trong 7 ngày liền. Sau khi ngừng uống thuốc 4 đến 5 ngày lại tiếp tục uống một tuần nữa.
- Chữa bệnh tổ đỉa ở bàn tay:
30g lá lốt tươi, rửa sạch, giã nát, vắt lấy 1 bát nước đặc, uống trong ngày. Còn bã cho vào nồi đun với 3 bát nước, đun sôi khoảng 5 phút rồi vớt bã để riêng. Nước dùng để rửa nơi có tổ đỉa, sau đó lau khô lấy bã đắp lên, băng lại. Ngày làm 1-2 lần, liên tục trong 5-7 ngày.
- Chữa phù thũng do suy thận:
Lá lốt 20g, cà gai leo, rễ mỏ quạ, rễ tầm gai, lá đa lông, mã đề mỗi vị 10g. Sắc với 500ml nước còn 150ml, uống trong ngày. Uống sau bữa ăn trưa khi thuốc còn ấm. Dùng trong 3-5 ngày.
Nguồn: Thuốc Nam