Danh mục
Trang chủ >> BÀI THUỐC HAY >> Vị thuốc đông y cây thanh táo giúp bó gãy xương rất tốt

Vị thuốc đông y cây thanh táo giúp bó gãy xương rất tốt

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

Cây thanh táo không phải là tên của một loại táo mà là tên gọi khác của cây thuốc trặc, hay còn gọi là cây tần cửu. Để hiểu rõ hơn về vị thuốc này, mọi người cùng tham khảo qua bài viết dưới đây nhé!

Cây thanh táo

Cây thanh táo

Cây thanh táo là cây gì?

Vị thuốc nam cây thanh táo có tên khoa học là Justicia gendarussa, thuộc họ Ô rô.

Cây này thuộc dạng cây nhỡ, thường chỉ cao khoảng 1 m và thân cành non có màu tím sẫm (cũng có khi có màu xanh). Lá cây thanh táo mọc đối nhau và có hình mũi mác nhọn. Đặc biệt, trên mặt lá cây thường có những đốm đen hoặc vàng.

Ở nước ta, cây thanh táo thường được trồng làm hàng rào và bạn có thể dễ dàng nhân giống bằng cách giâm cành (ngoài Việt Nam thì nhiều nước trên thế giới như Trung Quốc, Campuchia, Thái Lan,… đều có loại cây này.

Lá thanh táo bó gãy xương

Trong toàn cây thanh táo đều có tinh dầu và có vị cay, tính ấm. Theo Giảng viên Trung cấp Y học cổ truyền, lá cây có tác dụng sát trùng, giảm sưng đau và “tục cân tiếp xương”.

Vì vậy, dân gian thường giã nát cành lá thanh táo tươi để đắp bó ngoài da khi bị gãy xương (hoặc sưng tấy).

Công dụng của rễ cây thanh táo

Ngoài lá thì rễ cây thanh táo cũng được dùng đắp bó khi bị gãy xương (cùng với lá).

Bên cạnh đó, rễ cây thanh táo cũng được dùng làm thuốc giảm đau, hoạt huyết, tán phong thấp, lợi đại tiện, lợi tiểu tiện, vàng da và viêm thấp khớp.

Các bài thuốc kết hợp với vị thuốc Cây thanh táo

Giảng viên Y học cổ truyền Sài Gòn chia sẻ những bài thuốc kết hợp cây thanh táo trong chữa bệnh như sau:

Điều trị chứng choáng váng, mờ mắt ở phụ nữ sau sinh do máu xấu đưa lên

  • Chuẩn bị: thanh táo 20g, cỏ mần trầu 20g và cây mần tưới 20g.
  • Thực hiện: nấu lấy nước uống.

Điều trị vết thương hoặc vết lở loét bị nhiễm độc khiến cho máu chảy không dứt hoặc làm nhọt lở loét thối rữa, khó lành miệng

  • Chuẩn bị: lá thanh táo tươi và lá mỏ quạ tươi, liều lượng bằng nhau.
  • Thực hiện: Rửa sạch bằng nước muối rồi giã nát, sau đó đắp lên vết thương và thay thuốc mới mỗi ngày.

Bên cạnh thuốc đắp, người bệnh cũng cần dùng thêm thuốc uống để mang lại hiệu quả cao hơn.

Cách dùng như sau: lấy một nắm bạch chỉ nam, 1 nắm bồ công anh và 1 nắm kim ngân hoa; tất cả rửa sạch, xắt nhỏ rồi nấu lấy nước uống. Ngoài ra, người bệnh cũng cần ăn thêm rau tươi để làm mát cơ thể, giúp vết thương mau lành hơn.

Nguồn theo Y tế Việt Nam

Có thể bạn quan tâm

Suy giảm nội tiết tố nữ nên uống thuốc gì theo Đông Y?

Rối loạn nội tiết tố nữ là một trong những tình trạng gây ra nhiều ...