Danh mục
Trang chủ >> CÂY THUỐC - VỊ THUỐC >> Tìm hiểu cách sử dụng vị thuốc đông y tâm sen, tim sen hiệu quả

Tìm hiểu cách sử dụng vị thuốc đông y tâm sen, tim sen hiệu quả

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

Tâm sen mặc dù rất tốt cho sức khỏe nhưng tâm sen cũng có những tác dụng phụ khi sử dụng. Vậy sử dụng tâm sen như thế nào là hiệu quả đối với người sử dụng?

Tim sen rất nổi tiếng trong Đông y bởi nhiều công dụng tuyệt vời

Tim sen rất nổi tiếng trong Đông y bởi nhiều công dụng tuyệt vời

Những điều cần biết về tâm sen

Dân gian sử dụng tâm sen để pha trà, nấu cháo hoặc nghiền thành bột uống hàng ngày. Tuy nhiên, uống tâm sen cũng tác hại nhất định và không phải ai cũng có thể sử dụng tâm sen để chữa bệnh.

Tâm sen (tên khoa học Embryo Nelumbinis) là mầm xanh bên trong hạt sen, có vị đắng, tính bình, thường được phơi khô, sao vàng hạ thổ để pha trà, tán thành bột hoặc nấu cháo chữa bện. Trong thành phần của tâm sen có chứa Asparagin, Alkaloid (nelumbin, liensinin, nuciferin), những hoạt chất có tác dụng chữa mất ngủ, thanh nhiệt, làm hạ huyết áp, giảm cân,..

Tác dụng và tác hại của tâm sen

Tâm sen là một cây thuốc – vị thuốc quý, trong Y học cổ truyền  trà tâm sen có công dụng thanh tâm (giải nhiệt trong tạng tâm), giáng áp (hạ huyết áp), sáp tinh (giữ cho tinh khí được bền chặt) và chỉ huyết (cầm máu).

Theo các thử nghiệm lâm sàng, dịch chiết từ tâm sen làm hạ huyết áp, tăng cường sự hoạt động của tim, chữa các bệnh về đau đầu, hoa mắt, hồi hội, đánh trống ngực huyết áp, mộng tinh, di tinh, huyết áp, mất ngủ. Tuy nhiên, chúng ta chỉ nên sử dụng tâm sen trong thời gian dài sẽ dẫn đến tình trạng mệt mỏi, suy giảm trí nhớ,  tim đập thất thường,… Nếu sử dụng lâu ngày, tâm sen còn làm giảm ham muốn tình dục, ảnh hưởng đến chức năng sinh lý. Do có hàm lượng alkaloid cao nên tâm sen có tác động dược lực mạnh vào tim, gây ảnh hưởng đến tim mạch và ức chế hệ thần kinh.

Nước uống tâm sen chỉ nên sử dụng cho người trưởng thành, không nên sử dụng trực tiếp để chữa mất ngủ cho bé giống như kinh nghiệm dân gian mà nhiều người vẫn hay sử dụng

Đặc biệt, đối với trẻ nhỏ mắc bệnh mất ngủ, sử dụng tâm sẽ gây ảnh ảnh hưởng đến hệ thần kinh của trẻ, nếu sử dụng lâu ngày còn dẫn đến chứng trầm cảm, hoang tưởng, rối loạn nhận thức. Một vài tác dụng phụ mà tâm sen mang lại là bệnh rối loạn lưỡng cực, rối loạn lo âu, căng thẳng, rối loạn hứng thú tình dục.

Tim sen là loại thảo dược quý có rất nhiều tác dụng tốt đối với sức khỏe

Tim sen là loại thảo dược quý có rất nhiều tác dụng tốt đối với sức khỏe

Cách sử dụng tâm sen hiệu quả

Bác sĩ Y học cổ truyền Hà Nội cho biết, thời điểm tốt nhất để uống tâm sen là sau khi ăn tối, trước khi đi ngủ 1 – 2h. Uống trà tâm sen vào thời gian này sẽ giúp trí não cân bằng, thư giãn, giúp bạn ngủ sâu và ngon giấc hơn. Ngoài ra, uống trà tâm sen vào buổi sáng, buổi trưa cũng rất tốt trong việc làm mát, thanh cơ thể, giảm cân. Tuy nhiên, ngoài tác dụng hạ huyết áp, giảm cân, tâm sen còn có tác dụng an thần nên bạn lưu ý không nên uống quá nhiều để tránh buồn ngủ, ảnh hưởng đến công việc, học tập.

Ngoài ra, để nước uống tâm sen, uống trà tim sen đạt hiệu quả tốt nhất, bạn cũng cần lưu ý những vấn đề sau:

+ Nước uống tâm sen không có liều lượng cố định cho tất cả mọi người mà thay đổi tùy theo cơ địa và tình trạng sức khỏe của mỗi người. Do đó, khi mới bắt đầu dùng tim sen bạn nên pha loãng tâm sen, sau đó tăng dần và liều lượng cho phù hợp với nhu cầu của cơ thể. Một ngày chỉ nên sử dụng tối đa 20g tâm sen khô.

+ Trước khi sử dụng tim sen khô trị mất ngủ, chữa các bệnh liên quan, bạn phải sao vàng tâm sen để loại bỏ độc tố trong thành phần. Tuyệt đối không được sử dụng loại tâm sen chỉ được phơi khô hoặc xao bị cháy, bị ẩm mốc, dưỡng chất trong thành phần đã bị biến đổi.

+ Để việc chữa bệnh từ tâm sen đạt hiệu quả, bạn nên hạn chế sử dụng tâm sen trong thời gian dài. Một liệu trình sử dụng tâm sen chỉ trong 1 tháng, nếu thấy kết quả khả quan thì nên giảm dần lượng sử dụng và dừng hẳn.

+ Tâm sen là sản phẩm có tính hàn, không thích hợp sử dụng cho những người có thể trạng yếu, người đang mắc chứng hàn nhiệt cơ thể mệt mỏi, kén ăn, chán ăn, chất lưỡi nhợt nhạt, rêu lưỡi mỏng, mạch tế nhược,… Những người này uống nước trà tim sen dễ gây rối loạn tiêu hóa, đi ngoài phân lỏng, tiêu chảy,…

+ Trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai, đang cho con bú cũng cần hạn chế sử dụng tâm sen.

Người bệnh nên xin ý kiến của bác sỹ điều trị khi đang chữa một số loại bệnh khác.

Nguồn theo Y tế Việt Nam

Có thể bạn quan tâm

Bài thuốc Đông y bổ máu từ vị thuốc đương quy

Đương quy, hay còn gọi là tần quy, vân quy, xuyên quy, đã từ lâu ...