Danh mục
Trang chủ >> CÂY THUỐC - VỊ THUỐC >> Cây chó đẻ răng cưa và các tác dụng chữa bệnh

Cây chó đẻ răng cưa và các tác dụng chữa bệnh

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (No Ratings Yet)
Loading...

Được biết đến là một vị thuốc quý trong y học cổ truyền, cây chó đẻ răng cưa (còn có tên gọi khác là diệp hạ châu) có tác dụng chữa được nhiều bệnh khác nhau.

Cây chó đẻ răng cưa và các tác dụng chữa bệnh

Nhận biết cây chó đẻ răng cưa

Cây chó đẻ răng cưa là một cây thuốc – vị thuốc quý, trong Y học cổ truyền nó có tên gọi khác là Diệp hạ châu (Phyllantus. amarus Schum. et Thonn.), họ Thầu dầu (Euphorbiaceae). Cây thuộc thảo, có thân xanh, cao khoảng 40 cm, ít phân cành, màu lục. Lá mọc so le, xếp hai dãy đều trên cành trông như một lá kép lông chim. Hoa đơn tính, mọc ở kẽ lá, không có cánh hoa, màu lục nhạt. Hoa đực có cuống ngắn xếp ở dưới hoa cái. Quả nang hình cầu nhẵn, hơi dẹt, chia thành 3 mảnh vỏ.

Cây mọc hoang và được trồng ở nhiều nơi trong nước ta (trừ vùng núi cao, có khí hậu lạnh) để lấy nguyên liệu làm thuốc. Người ta sử dụng toàn cây chó đẻ, chỉ bỏ phần rễ, rửa sạch dùng tươi hoặc khô, cắt đoạn 3 – 5 cm, vi sao để làm thuốc chữa bệnh.

Các thành phần và tác dụng của cây chó đẻ răng cưa

Diệp hạ châu có các thành phần flavonoid, alcaloid: Phyllanthin phyllantin, phyllantidin và các hợp chất hypophyllanthin, niranthin, phylteralin, nitetralin, lignan; flavonoid: rutin, quercetin, isoquercetin, quercitrin, isoquercitrin; alcaloid: isobubialin, epibubialin, elagitanin; a xít ascorbic…

Dịch chiết của diệp hạ châu có tác dụng ức chế mạnh vi rút viêm gan B (HBV ), thông qua cơ chế ức chế enzym ADNp (ADNpolymerase) của HBV, làm giảm HbsAg và Anti – HBs, tác dụng hạ đường huyết, ức chế tụ cầu khuẩn và trực khuẩn thương hàn, lỵ, đại tràng.

Công dụng của diệp hạ châu

Theo y học cổ truyền, cây chó đẻ có vị hơi đắng, tính mát, có tác dụng tiêu độc, sát trùng, tiêu viêm, tán ứ, thông huyết mạch, lợi tiểu.

Diệp hạ châu còn được dùng trị sốt, lợi tiểu, tiểu đường, u xơ tuyến tiền liệt, viêm âm đạo, ăn uống khó tiêu, viêm đại tràng… còn dùng trị mụn nhọt, đinh râu, tiểu tiện khó khăn, viêm tuyến vú, tắc tia sữa, có thể dùng đắp ngoài, uống trong.

Đặc biệt, loài cây này còn có tác dụng chữa viêm gan. Khi sử dụng có thể dùng riêng hoặc phối hợp với các vị thuốc khác.

Một số bài thuốc chữa bệnh thường dùng diệp hạ châu

Một số bài thuốc chữa bệnh thường dùng diệp hạ châu

Theo Cô Nguyễn Thanh Hậu – GV Y học cổ truyền Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur chia sẻ trong y học cổ truyền, cây chó đẻ răng cưa thường có vị đắng, ngọt, mát thường được sử dụng để điều trị một số căn bệnh như:

Chữa bệnh gan

Cây chó đẻ có tác dụng bảo vệ tế bào gan và có kháng virus viêm gan B. Để điều trị viêm gan, thường được phối hợp với một vài vị thuốc khác, các thành phần gồm:

  • 40g Cây chó đẻ
  • 12g Mã đề 12g
  • 12g Chí tử
  • 16g Nhân trần

Sắc uống một ngày một thang và liên tục 30 ngày.  Lưu ý phụ nữ có thai không uống thuốc có cây chó đẻ.

Trị viêm tắc tia sữa

Sử dụng Diệp hạ châu, bồ công anh, đồng lượng; Mỗi loại 16g. Sắc uống hoặc giã cây tươi, vắt lấy nước uống, bã đắp nơi sưng đau.

Chữa mụn nhọt sưng đau

Sử dụng một nắm chó đẻ răng cưa cùng với một ít muối giã nhỏ. Sau đó, đổ nước sôi và vắt lấy nước cốt uống, còn bã thì lấy đắp vào chỗ đau (bách gia trân tàng).

Chữa tưa lưỡi ở trẻ em

Giã cây tươi vắt lấy nước cốt, bôi vào lưỡi.

Chữa mắt đau sưng đỏ, đái ra máu, đi ngoài ra nước

Dùng cây chó đẻ răng cưa 40g, mã đề 20g, dành dành 12g sắc uống.

Chữa xơ gan cổ trướng

Chó đẻ đắng sao khô dùng 100g, sắc với nước ba lần, cô lại còn một bát ăn cơm, pha với đường. Uống nhiều lầntrong ngày và dùng trong liệu trình 40 ngày. Đồng thời, kết hợp khẩu phần ăn hằng ngày cần hạn chế muối, tăng đạm (thịt, cá, trứng, đậu phụ…) để mang lại hiệu quả cao hơn.

Chữa sản hậu ứ huyết

Dùng 8-16g cây khô sắc uống hằng ngày.

Chữa ăn không ngon miệng, đau bụng, sốt, nước tiểu màu sẫm

Dùng các vị thuốc gồm: cây chó đẻ 1g, nhọ nồi 2g, xuyên tâm liên 1g đem phơi khô trong bóng râm và tán bột. Sắc bột thuốc này và uống hết ngay một lúc. Uống mỗi ngày 3 lần.

Chữa bị thương ứ máu

Dùng lá, cành Chó đẻ răng cưa và Mần tưới, mỗi thứ một nắm, giã nhỏ chế nước đồng tiện vào, vắt lấy nước uống, bã thì đắp hoặc hòa thêm bột Ðại hoàng 8-12g càng tốt (Hoạt nhân toát yếu).

Tuy có thể chữa được nhiều bệnh khác nhau và đem lại hiệu quả rõ rệt, nhưng chúng ta không nên lạm dụng và sử dụng loại cây diệp thảo này trong thời gian dài mà cần có liều lượng thích hợp trong mỗi giai đoạn. Nếu sử dụng sai cách có thể gây ra những tác dụng phụ ngoài ý muốn gây ảnh hưởng sức khỏe cơ thể.

Nguồn: thuocnam.edu.vn

Nguồn theo Y tế Việt Nam

Có thể bạn quan tâm

Những vị thuốc Đông Y tăng cường sức đề kháng mùa thu

Mùa thu với sự thay đổi đột ngột từ thời tiết nóng sang lạnh dễ làm cơ thể suy yếu, tăng nguy cơ mắc các bệnh hô hấp như cảm cúm và viêm họng. Việc tăng cường sức đề kháng trong thời điểm này là rất quan trọng để bảo vệ sức khỏe.