Huyệt Cao Hoang Du & Túc Tam Lý khi thường xuyên được hơ ngải cứu sẽ tăng sức đề kháng, phòng tránh được lao phổi và bệnh cảm mạo.
- Những loại dược liệu đông y hỗ trợ trị đau nhức xương khớp
- Thầy thuốc đông y chia sẻ các thảo dược trị viêm dạ dày tá tràng
Phép cứu dưỡng sinh huyệt cao hoang du
*Tên gọi: Cao Hoang Du.
”Cao” có nghĩa là mỡ, mỡ miếng, chỗ dưới tim gọi là Cao.
“Hoang” có nghĩa là chỗ dưới tim trên cách mạc gọi là Hoang.
Năng lượng rất cần cho sự sống được tạo bởi tâm phế liên hệ với Cao Hoang, nơi ở giữa tim và cách mạc, cao và hoang gặp nhau gần đốt sống lưng thứ tư, nơi ấn vào thấy đau, huyệt này dùng để chữa trị các chứng bệnh do suy nhược trực tiếp với tâm phế, gián tiếp với tỳ thận, do đó mà có tên là Cao Hoang.
Thầy thuốc Y học cổ truyền Sài Gòn cho biết Huyệt ở giữa nối tâm và phế, lại ví như bệnh tật ở trên hoang và dưới cao, kim châm và thuốc khó hoặc không thể chữa được nhưng ta dùng ngải cứu vào huyệt này thì thấy hiệu quả.
*Mô tả huyệt: Cao Hoang là huyệt thứ 43 thuộc Bàng quang kinh, nằm ở hai bên xương sống, dưới đốt sống lưng 4 đo ra ngang 3 thốn.
*Công hiệu: bảo kiện bổ hư, cứu huyệt đối với người bị suy hư, thể chất yếu đuối rất tốt vì nó là thường đến 100 lên đến huyệt dưỡng sinh chủ yếu.
Theo quyển “Châm cứu vấn đáp” cũng từng đăng câu ngạn ngữ “yếu nhỉ bỳ an, Cao Hoang Tam Lý yếu bất càn” muốn được sống khỏe mạnh, người 17, 18 tuổi thường cứu huyệt Cao Hoang, Tam Lý cơ thể sẽ tăng sức đề kháng, phòng tránh được lao phổi và bệnh cảm mạo.
Các thầy thuốc nam và thuốc bắc thường dùng ngải đốt hóa nùng 2 huyệt Cao Hoang và Tam Lý, tính số tráng lên đến 100, lên đến 1000 tráng. Nhưng ngày nay, dùng điếu ngải cứu không gây phỏng (hóa nùng). Điếu ngải hơ ấm đến 15-20 phút, mỗi ngày hoặc cách ngày cứu 1 lần, 10 lần làm 1 liệu trình trường kỳ cứu đến lúc thân thể khỏe mạnh thì thôi.
Lưu ý: Khi cứu huyệt này cần phải cứu cùng huyệt Túc Tam Lý.