Danh mục
Trang chủ >> BÀI THUỐC HAY >> Rễ cỏ tranh và công dụng khiến nhiều người phải giật mình

Rễ cỏ tranh và công dụng khiến nhiều người phải giật mình

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

Ít ai biết được một loại cây dại nhiều người xem là “kẻ thù của nhà nông” lại là một trong những nguyên liệu chính trong cốc nước sâm vẫn uống hàng ngày.

Rễ cỏ tranh – nguyên liệu không thể thiếu trong cốc nước sâm

Có lẽ ai trong chúng ta cũng đều thử một cốc nước sâm vào những ngày oi bức ít nhất một lần, thậm chí có nhiều người không thể cưỡng lại được sức hút mạnh mẽ của nó. Nhưng ít ai biết được, để có được những cốc nước sâm làm “mê lòng người” như thế lại không thể thiếu rễ cỏ tranh.

Rễ cỏ tranh là gì?

Dược sĩ Trần Văn Chện – Trường Cao đẳng Y Dược TPHCM cho biết: Cỏ tranh hay còn gọi là mao căn, là một loại cây sống lâu năm có thân, rễ lan dài và ăn sâu dưới đất. Rễ cỏ tranh màu từ trắng ngà đến vàng nhạt, có nhiều đốt, xung quanh có các lá vẩy và rễ con. Theo Đông y, rễ cỏ tranh có vị ngọt bởi vì thành phần đường có trong rễ cỏ tranh chiếm đến 18% (đường glucose và fructose) cùng với một số loại acid citric, malic, tartatric…

Rễ cỏ tranh cũng còn được gọi là mao căn, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, giúp tiêu ứ huyết, lợi tiểu tiện, thanh phế vị nhiệt; chủ trị các chứng như chảy máu cam, tiểu ra máu, bí tiểu…. rất tốt.

Công dụng của rễ cỏ tranh khiến nhiều người phải giật mình

Rễ cỏ tranh và công dụng khiến nhiều người phải giật mình

Theo Đông y, rễ cỏ tranh là một cây thuốc – vị thuốc không chỉ có tác dụng thanh nhiệt, giải khát mà nó còn giúp tiêu ứ huyết, lợi tiểu tiện, thanh phế vị nhiệt; chủ trị các chứng như chảy máu cam, tiểu ra máu, bí tiểu. Còn theo Y học hiện đại, rễ cỏ tranh có thể làm đông máu nhanh, các thuốc sắc từ rễ cỏ tranh còn có tác dụng ức chế vi khuẩn, đặc biệt còn có thể hỗ trợ điều trị thận rất hiệu quả.

Sau đây là những bài thuốc hay được điều chế từ rễ cỏ tranh, các bạn cùng tham khảo nhé:

Bài thuốc 1:

– Dùng 200g bạch mao căn + 500ml nước, đun hỗn hợp này đến khi nước còn lại khoảng 100 – 150ml thì dùng.

– Thuốc sắc phải dùng hết trong ngày, không được dùng qua ngày hôm sau nếu thuốc còn dư. Một ngày nên chia thành 2 – 3 lần uống.

– Uống liên tục trong một tháng, có thể điều trị bệnh viêm thận cấp rất hiệu quả.

Uống nước rễ cỏ tranh có thể thanh lọc, giải độc, mát gan….

Bài thuốc 2: Thanh lọc, giải độc, mát gan

Bác sĩ Dương Trường Giang – Giảng viên Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết: Để thanh lọc, giải độc, mát gan cho những người gan yếu do hút thuốc lá, uống rượu bia nhiều, hoặc các chức năng suy giảm bạn có thể dùng bài thuốc với những nguyên liệu cụ thể sau đây gồm: 200g sinh mao căn sắc với 700ml nước.

Để thuốc có thể dùng được, bạn nên nấu hỗn hợp trên với lửa to đến khi sôi thì nhỏ lửa và đun thêm 7 – 10 phút nữa. Lọc lấy nước uống thay cho chè và dùng trong ngày. Sử dụng bài thuốc này trong 15 ngày liên tục rồi nghỉ ngơi một thời gian và quay lại uống lặp lại 10 – 15 ngày tiếp theo, bạn sẽ bất ngờ với hiệu quả đấy.

Bài thuốc 3: Chữa chảy máu cam

Nguyên liệu: 36g bạch mao căn (hoặc 80g sinh mao căn), 18g chi tử sắc với 400ml nước

Cách làm:

– Đun hỗn hợp trên đến khi nước còn 100ml là có thể dùng được.

– Nên dùng sau khi ăn hoặc trước khi ngủ và phải uống thuốc khi còn nóng mới có tác dụng.

Các Dược sĩ Trung cấp – Trung cấp Dược TPHCM khuyến cáo: Nếu dùng liều lượng trên với 80g sinh mao căn thì bạn phải uống thuốc khi nguội sau bữa ăn và uống liên tục trong 7 – 10 ngày mới thấy được hiệu quả của thuốc.

Rễ cỏ tranh – thần dược chữa hen suyễn và nhiều bệnh khác

Bài thuốc 4: Chữa hen suyễn

Để chữa hen suyễn bạn cần chuẩn bị 20g sinh mao căn, sắc thành nước uống dùng trong 8 ngày liên tiếp. Chú ý: khi dùng thuốc phải còn ấm và phải uống sau khi ăn tối.

Bài thuốc 5: Tiểu ra máu

Đối với bệnh tiểu ra máu do nhiễm trùng đường tiết niệu bạn phải dùng mao căn thán và gừng đã được sao cháy sắc với 400ml nước cho đến khi còn 100ml. Uống thuốc trước khi ăn tối và thuốc phải còn ấm, dùng trong 7 – 10 ngày liên tục, chứng tiểu ra máu sẽ biến mất.

Ngoài ra, Bác sĩ Y học cổ truyền TPHCM – Bác sĩ Nguyễn Thanh Hậu cho biết còn có rất nhiều bài thuốc khác chữa bệnh hiệu quả từ rễ cỏ tranh, nhưng những người tạng hàn hay người đang suy nhược cẩn trọng trong sử dụng; và đối với những người hư hỏa, phụ nữ đang mang thai tuyệt đối không nên dùng rễ có tranh để tránh xảy ra những tác dụng không mong muốn.

Nguồn: thuocnam.edu.vn

Nguồn theo Y tế Việt Nam

Có thể bạn quan tâm

Những vị thuốc Đông Y tăng cường sức đề kháng mùa thu

Mùa thu với sự thay đổi đột ngột từ thời tiết nóng sang lạnh dễ làm cơ thể suy yếu, tăng nguy cơ mắc các bệnh hô hấp như cảm cúm và viêm họng. Việc tăng cường sức đề kháng trong thời điểm này là rất quan trọng để bảo vệ sức khỏe.