Danh mục
Trang chủ >> CÂY THUỐC - VỊ THUỐC >> Những điều “thần kỳ” từ cây xấu hổ mà bạn nên biết

Những điều “thần kỳ” từ cây xấu hổ mà bạn nên biết

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (3 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

Trong dân gian, có một loài cây mà hễ cứ chạm vào là cành lá đều cụp lại, nên có tên là cây xấu hổ. Trải qua nhiều thế hệ, tác dụng chữa bệnh của cây đã được Y học khám phá.

Cây xấu hổ

Cây xấu hổ

Tưởng chừng như là một cây dại, nhưng cây xấu hổ lại có những tác dụng rất lớn đối với sức khỏe của chúng ta. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm hiểu rõ hơn về công dụng của cây xấu hổ.

Giới thiệu một vài nét về cây xấu hổ

Cây xấu hổ thuộc loại cây thảo sống một năm. Cây nhỏ, mọc thành bụi lớn, cao 30 – 40cm. Thân cành lòa xòa, cong queo uốn éo, có lông và gai nhỏ. Lá kép, tất cả đều cụp lại khi đụng phải. Hoa nhỏ mọc ở kẽ lá được xếp thành đầu tròn, màu tím hồng, 4 cánh, 4 nhụy, 4 noãn, 4 cánh dính nhau ở nửa dưới. Quả thắt lại giữa các hạt, có nhiều lông cứng, mùa hoa từ tháng 6 – 8.

Ở Việt Nam , xấu hổ phân bố rải rác khắp nơi, từ đồng bằng đến vùng núi có độ cao dưới 1000m. Cây xấu hổ ưa sáng, mọc trên đất ẩm ở bãi sông, ven đường, nương rẫy, ruộng bỏ hoang. Cây chịu được khi hạn và nắng nóng (nhiệt độ tới 38oC) ở các tỉnh miền Trung cát nóng.

Tác dụng chữa bệnh “thần kỳ” của cây xấu hổ

Tin tức Y Dược cho biết, cây xấu hổ hay còn có tên gọi khác là cây trinh nữ, cây mắc cỡ, cây thẹn. Nhiều người hay nhầm loại cây này với cây atiso đỏ vì lá của chúng khá giống nhau. Mặc dù chỉ là loại cây cỏ hoang mọc bình thường nhưng tác dụng của cây xấu hổ đối với sức khỏe thì thật bất ngờ.

  • Theo y học cổ truyền, cành và lá cây xấu hổ có vị ngọt, hơi đắng, tính lạnh, hơi độc; có tác dụng thanh can hoả, an thần, tiêu tích, giải độc. Rễ xấu hổ có vị chát, hơi đắng, tính ấm, có độc, có tác dụng chỉ khái, hoá đàm, thông kinh, hoạt lạc, hoà vị, tiêu tích.
  • Chữa bệnh mất ngủ từ cây xấu hổ chính là một trong những liều thuốc an thần tốt hơn rất nhiều so với thuốc tây, giúp bạn an thần, điều trị chứng mất ngủ hiệu quả.
  • Điều trị bệnh động kinh nhờ cây xấu hổ, bởi cây xấu hổ có hiệu quả giảm cường độ những cơn co giật, giúp cơ thể bình thường.
  • Tác dụng của cây xấu hổ chính là hỗ trợ điều trị bệnh đau nhức xương khớp

Bên cạnh đó cây xấu hổ còn có tác dụng mát gan, đào thải độc tố trong cơ thể, giải nhiệt, thanh nhiệt cơ thể.

Tác dụng "thần kỳ" từ cây xấu hổ

Tác dụng “thần kỳ” từ cây xấu hổ

Một số bài thuốc hay chữa bệnh từ cây xấu hổ

Dưới đây là một số bài thuốc hay từ cây xấu hổ cho bạn tham khảo:

– Chữa viêm dạ dày mạn tính, mắt hoa, đau đầu, mất ngủ: Rễ cây xấu hổ 10-15g, sắc với nước uống;

– Chữa đầy bụng khó tiêu: Lá và cành xấu hổ 16g, thần khúc 12g, bạch thược 16g, mạch nha 16g. Sắc làm hai lần, uống sau bữa ăn trưa và tối;

– Chữa đau nhức xương: Rễ cây xấu hổ xắt thành từng miếng mỏng, phơi khô. Mỗi ngày lấy 120g đem rang lên, sau đó tẩm rượu 35-40 độ rồi lại rang cho khô. Cho 600ml nước, sắc còn 200-300ml, chia uống 2-3 lần/ngày. Sau 4-5 ngày sẽ thấy kết quả;

– Chữa tăng huyết áp: Cả cây xấu hổ, trắc bách diệp, hoa dại, câu đằng, đỗ trọng, lá vông nem, hạt muồng ngủ sao, thân lá bạch hạc, mỗi vị 6g, hà thủ ô, tang ký sinh mỗi vị 8g, địa lang 4g. Sắc uống mỗi ngày. Có thể tán bột, luyện thành viên, ngày uống 20-30g;

– Viêm khí quản mạn tính: Rễ cây xấu hổ 100g sắc với 600ml nước lấy 100ml, chia 2 lần uống trong ngày; mỗi liệu trình 10 ngày;

– Chữa bệnh Zona: Lá cây xấu hổ giã nát, đắp vào chỗ bị bệnh.

Lưu ý: Các chuyên gia giảng dạy tại Cao đẳng Y Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết, cây xấu hổ có độc tính của Mimosin, độc tính cấp và độc tính trường diễn đều thấp. Có tác dụng gây mê, tê nên không được dùng liều cao và dùng cho phụ nữ có thai.

Trên thị trường hiện nay, các bộ phận của cây xấu hổ được bán làm thuốc với giá dao động từ 75-120.000đ/kg, cần chú ý để mua được sản phẩm có chất lượng.

Nguồn: thuocnam.edu.vn

Nguồn theo Y tế Việt Nam

Có thể bạn quan tâm

Những vị thuốc Đông Y tăng cường sức đề kháng mùa thu

Mùa thu với sự thay đổi đột ngột từ thời tiết nóng sang lạnh dễ làm cơ thể suy yếu, tăng nguy cơ mắc các bệnh hô hấp như cảm cúm và viêm họng. Việc tăng cường sức đề kháng trong thời điểm này là rất quan trọng để bảo vệ sức khỏe.