Danh mục
Trang chủ >> TIN TỨC Y DƯỢC >> Những biện pháp bạn nên làm khi trẻ bị viêm phế quản sốt nhiều ngày

Những biện pháp bạn nên làm khi trẻ bị viêm phế quản sốt nhiều ngày

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (No Ratings Yet)
Loading...

Trẻ bị viêm phế quản sốt nhiều ngày có thể là biểu hiện của nhiều bệnh lý nguy hiểm khác nhau. Do đó ngay khi nhận thấy sốt kéo dài, phụ huynh nên có những biện pháp xử lý kịp thời

Trẻ bị viêm phế quản sốt nhiều ngày

Dưới đây là một số chia sẻ từ bác sĩ giảng viên Cao đẳng Y Dược về những biện pháp bạn nên làm khi trẻ bị viêm phế quản sốt nhiều ngày!

TÌNH TRẠNG TRẺ BỊ VIÊM PHẾ QUẢN SỐT NHIỀU NGÀY

Thời gian mắc bệnh

Theo bác sĩ giảng viên Cao đẳng Điều dưỡng Sài Gòn, phế quản là các ống dẫn khí bên trong phổi, có tác dụng đảm bảo quá trình hô hấp được diễn ra thuận lợi. Khi phế quản bị viêm, không gian trong cơ quan này thường bị thu hẹp, dẫn đến tình trạng thở khò khè, tăng tiết dịch nhầy hô hấp và kích thích cơn ho.

Viêm phế quản thường khởi phát do chất kích thích hoặc do nhiễm trùng (virus/ vi khuẩn). Nếu do nhiễm trùng, trẻ không chỉ gặp phải các triệu chứng ở đường hô hấp mà còn bị sốt cao.

Sốt cao xảy ra khi hệ miễn dịch tạo kháng thể nhằm ức chế virus và vi khuẩn gây nhiễm trùng. Hoạt động này có tác dụng kiểm soát nhiễm trùng và bảo vệ cơ thể nhưng vô tình làm tăng thân nhiệt lên cao (khoảng 38.5 – 39.5 độ C).

Do đó sốt được xem là triệu chứng không điển hình của bệnh viêm phế quản và thường có xu hướng thuyên giảm khi nhiễm trùng ở phế nang được kiểm soát hoàn toàn. Thông thường, trẻ mắc bệnh viêm phế quản bị sốt từ 3 – 5 ngày. Tuy nhiên thời gian thực tế có thể ngắn hoặc dài hơn tùy thuộc vào sức đề kháng, cách chăm sóc và điều trị.

Nguyên nhân gây bệnh

Các nguyên nhân khiến triệu chứng sốt do viêm phế quản có xu hướng kéo dài:

  • Vi khuẩn gây nhiễm trùng kháng kháng sinh: Sử dụng kháng sinh không đều đặn hoặc tùy tiện dùng thuốc khi chưa có kết quả nuôi cấy có thể khiến vi khuẩn kháng kháng sinh. Tình trạng này khiến nhiễm trùng có xu hướng kéo dài và dẫn đến triệu chứng sốt tiến triển trong nhiều ngày.
  • Viêm phế quản bội nhiễm: Hiện tượng bội nhiễm ở phế quản có thể khiến trẻ bị sốt cao và kéo dài. Hơn nữa trong trường hợp này, nhiễm trùng thường do nhiều loại virus và vi khuẩn gây ra nên việc điều trị gặp rất nhiều bất lợi.
  • Mắc đồng thời với các bệnh lý nhiễm trùng khác: Trong trường hợp trẻ bị viêm phế quản đồng thời với các bệnh lý như hen phế quản, lao phổi, viêm xoang, viêm họng,… các triệu chứng của bệnh thường có xu hướng kéo dài và mất nhiều thời gian để điều trị dứt điểm.

Trẻ bị viêm phế quản sốt nhiều ngày có thể gây ra tình trạng mệt mỏi, suy nhược cơ thể và ảnh hưởng đến chức năng hô hấp. Ngoài ra sốt kéo dài còn khiến cơ thể mất nước, rối loạn điện giải và dễ bị co giật. Trong trường hợp trẻ sốt cao co giật nhưng không can thiệp kịp thời có thể dẫn đến tổn thương não và một số biến chứng nguy hiểm khác.

CÁC BIỆN PHÁP CHA MẸ NÊN LÀM KHI TRẺ BỊ VIÊM PHẾ QUẢN SỐT NHIỀU NGÀY

Sốt là triệu chứng thường gặp nhưng rất dễ tiến triển và gây ra những tình huống rủi ro. Do đó ngay khi nhận thấy trẻ bị sốt kéo dài, phụ huynh nên thực hiện các bước khắc phục sau:

Cho trẻ thăm khám bác sĩ

Để tránh các biến chứng nguy hiểm, bạn nên cho trẻ đến gặp bác sĩ trong thời gian sớm nhất. Lúc này, bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám và xác định nguyên nhân khiến trẻ bị viêm phế quản sốt trong nhiều ngày liền.

Dựa vào kết quả chẩn đoán, trẻ sẽ được chỉ định các loại thuốc điều trị phù hợp. Với những trường hợp vi khuẩn kháng kháng sinh, bác sĩ có thể yêu cầu điều trị nội trú để theo dõi và kiểm soát chặt chẽ.

Sử dụng thuốc theo hướng dẫn

Để làm giảm thân nhiệt cho con trẻ, bạn có thể sử dụng thuốc Paracetamol. Loại thuốc này có tác dụng hạ sốt và giảm cơn đau có mức độ nhẹ. Hiện tại có rất nhiều chế phẩm chứa Paracetamol. Khi sử dụng cho trẻ nhỏ, bạn nên chọn chế phẩm ở dạng siro, bột cốm, hỗn dịch uống,… để giảm cảm giác khó chịu và nôn mửa sau khi dùng.

Bên cạnh đó, bác sĩ có thể kê toa thuốc Oresol để bù điện giải và chất lỏng thất thoát do nhiễm trùng.

Biện pháp chăm sóc và hỗ trợ điều trị

Song song với việc dùng thuốc hạ sốt, bạn có thể cải thiện tình trạng trẻ bị viêm phế quản sốt nhiều ngày với các biện pháp chăm sóc và hỗ trợ điều trị sau:

  • Cho trẻ uống nhiều nước để bù chất lỏng, cân bằng điện giải và làm giảm thân nhiệt. Cách này khá đơn giản nhưng đem lại hiệu quả nhanh và rõ rệt. Nếu trẻ bị đắng miệng, bạn có thể cho trẻ dùng nước ép cam, dứa hoặc dâu tây.
  • Dùng khăn mát lau người cho trẻ thường xuyên. Bên cạnh đó có thể chườm khăn ở vùng cổ, nách và bẹn để hạ sốt cho trẻ.
  • Nên cho trẻ nghỉ ngơi ở không gian thoáng mát và cần cho trẻ mặc quần áo rộng rãi để mồ hôi dễ thoát ra ngoài và cải thiện tình trạng nóng sốt kéo dài.
  • Tránh để trẻ vận động mạnh trong thời gian bị sốt. Thay vào đó nên khuyến khích trẻ nghỉ ngơi tại giường để nhanh chóng bình phục.
  • Có thể dùng một số thảo dược có vị mát, tác dụng thanh nhiệt để giảm sốt cho trẻ như lá diếp cá, tía tô, rau má, hoa hòe,…
  • Cần đảm bảo chế độ dinh dưỡng khoa học trong thời gian điều trị nhằm tăng cường miễn dịch và kiểm soát các triệu chứng do nhiễm trùng gây ra.

Cần cho trẻ thăm khám hợp lý

BIỆN PHÁP XỬ LÝ KHI TRẺ BỊ VIÊM PHẾ QUẢN SỐT CAO GÂY CO GIẬT

Trong trường hợp trẻ sốt cao 39 – 40 độ C, có dấu hiệu co giật và nôn ói, phụ huynh nên giữ bình tĩnh và xử lý theo những bước sau đây:

  • Nên đặt trẻ nằm nghiêng để đảm bảo không cản trở đường thở, đồng thời tránh tình trạng trẻ nuốt đờm và dịch vừa mới nôn ói.
  • Nới lỏng quần áo và đảm bảo không gian thông thoáng nhắm giúp trẻ có đủ không khí để hô hấp. Có thể dùng quạt và máy lạnh để hạ nhiệt độ môi trường xung quanh trẻ. Tuy nhiên không nên chỉnh máy lạnh ở nhiệt độ quá thấp hoặc để quạt thổi trực tiếp vào người trẻ.
  • Tuyệt đối không dùng vật dụng đặt vào miệng trẻ vì trẻ có thể nuốt vào và gây tắc đường thở.
  • Sau đó dùng khăn sạch nhúng nước ấm, vắt cho ráo bớt và lau khắp người trẻ – đặc biệt là vùng nách, bẹn và cổ để giảm nhiệt.
  • Tiếp theo, dùng Paracetamol dạng đặt trực tràng với liều 10 – 15mg/ kg trọng lượng để hạ sốt. Không dùng thuốc đường uống vì trẻ có thể nôn ói ngay sau khi sử dụng.
  • Sau đó đưa trẻ đến ngay bệnh viện để được xử lý kịp thời.

Trên đây là một số biện pháp cha mẹ cần làm khi trẻ bị viêm phế quản sốt nhiều ngày được trang Tin tức Y Dược tổng hợp và chia sẻ đến bạn đọc.

Nguồn theo Y tế Việt Nam

Có thể bạn quan tâm

Điều trị chứng tỳ hư hiệu quả bằng phương pháp đông y

Tỳ thận dương hư là khái niệm thuộc phạm trù Y học cổ truyền, đề ...