Khi da bị dị ứng hay kích ứng, bé sẽ xuất hiện tình trạng ngứa ngáy, khó chịu, chán ăn và nổi mẩn đỏ. Vậy dấu hiệu nào để nhận biết bé có bị mề day không?
- Thầy thuốc Y học cổ truyền hướng dẫn cách bấm huyệt trị ho hiệu quả
- Bé hết hăm chỉ bằng một số loại cây trong vườn
- Chữa tiểu tiện không tự chủ nhờ phương pháp xoa bóp bấm huyệt
Một vài dấu hiệu cơ bản giúp cha mẹ nhận biết mề đay ở trẻ chuẩn nhất
Dưới đây là một số dấu hiệu và thông tin cơ bản nhất về bệnh mề đay ở trẻ em mà bạn có thể tham khảo để phòng tránh cho trẻ.
Bệnh mề đay ở trẻ là gì và có nguy hiểm hay không?
Theo các chuyên gia y tế đến từ Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur thì mề đay ở trẻ em chính là hiện tượng trên da xuất hiện mẩn đỏ hoặc phù mạch có thể là cấp tính hoặc mãn tính. Bệnh này xảy ra khi cơ thể tiếp xúc với các yếu tố dị ứng dẫn đến việc giải phóng Histamine dưới da gây ngứa và nổi mẩn đỏ. Chính vì trẻ em là đối tượng có hệ thống miễn dịch chưa hoàn thiện như người lớn, làn da vẫn còn non nớt nên rất dễ bị mề đay.
Theo đó, có 2 dạng mề đay là mề đay cấp tính và mề đay mãn tính. Cụ thể, cấp tính (thường biến mất trong vài giờ đến vài ngày) hoặc mãn tính (kéo dài hơn 6 tuần). Ở trẻ em, mề đay cấp tính thường phổ biến hơn mề đay mãn tính nên bố mẹ cần chú ý.
Thống kê mới nhất cho thấy có khoảng 15% trẻ em dưới 10 tuổi có ít nhất một đợt nổi mề đay cấp tính trong đời. Tỷ lệ nổi mề đay ở các bé gái cao hơn các bé trai. Có đến 20% trẻ có bệnh dị ứng, hen suyễn hoặc viêm da dị ứng bị nổi mề đay. Bên cạnh đó, có khoảng 40% trường hợp nổi mề đay ở trẻ có thể đi kèm tình trạng phù mạch. Hầu hết mề đay ở trẻ em không nguy hiểm và không gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của trẻ.
Bệnh mề đay ở trẻ là gì và có nguy hiểm hay không?
Một số dấu hiệu giúp bạn nhận biết bé có bị mề đay hay không?
Bất kỳ nơi nào trên cơ thể của trẻ đều có thể xuất hiện mề đay. Kích thước phụ thuộc vào nguyên nhân và mức độ nghiêm trọng bệnh.
Bác sĩ tư vấn trên trang tin tức y dược chia sẻ một số dấu hiệu nhận biết mề đay ở trẻ em bao gồm:
- Nổi mẩn ngứa màu hồng hoặc đỏ, có thể xuất hiện riêng lẻ hoặc tạo thành mảng.
- Khu vực mề đay có ranh giới rõ ràng với vùng da xung quanh.
- Ngứa âm ỉ hoặc dữ dội, một số trẻ có thể có cảm giác châm chích hoặc nóng rát.
Trong một số trường hợp, trẻ có thể xuất hiện tình trạng phù mạch. Bé có thể bị sưng các khu vực như tay, chân, miệng, mí mắt và bộ phận sinh dục. Ngoài ra, phù mạch có thể gây đau nhẹ hoặc không đau.
Nguyên nhân có thể do một số yếu tố chính sau:
- Dị ứng: Có thể nhận thấy các dạng dị ứng thực phẩm (như trứng, sữa, đậu nành, đậu phộng, lúa mì, động vật có vỏ, một số loại quả mọng), dị ứng thuốc hoặc một số yếu tố trong môi trường như (phấn hoa, côn trùng, mạt bụi và lông thú cưng).
- Thay đổi nhiệt độ: Nhiệt độ thay đổi quá đột ngột khiến da bé khó thích ứng.
- Nhiễm virus: Đây là yếu tố chiếm 40% các trường hợp nổi mề đay ở trẻ em. Các bệnh lý nhiễm virus như nhiễm trùng đường hô hấp trên, các bệnh viêm gan hoặc cảm lạnh thông thường gây nổi mề đay ở trẻ. Các triệu chứng khác có thể bao gồm sốt cao, đau cơ hoặc xương khớp.
- Nhiễm trùng do vi khuẩn: Bao gồm tình trạng viêm tai giữa, viêm Amidan, viêm họng, viêm xoang hoặc áp xe răng. Các yếu tố này có thể gây suy yếu hệ thống miễn dịch, kích ứng da và gây nổi mề đay ở trẻ em.
- Dị ứng thuốc: Một số trẻ có thể dị ứng hoặc quá mẫn cảm với một số loại thuốc và gây nổi mề đay, mẩn ngứa. Các loại thuốc thường có liên quan đến tình trạng nổi mề đay chẳng hạn như thuốc kháng viêm không Steroid (NSAID) hoặc thuốc kháng sinh.
- Các nguyên nhân khác: Tình trạng nổi mề đay ở trẻ em có thể liên quan đến vết cắn của côn trùng, quần áo ma sát, kém vệ sinh hoặc các bệnh lý tiềm ẩn khác trong cơ thể.
Trên đây là một số thông tin cơ bản về bệnh mề đay ở trẻ em. Cha mẹ cần hết sức chú ý để phòng bệnh cho trẻ.
Nguồn thuocnam.edu.vn