Danh mục
Trang chủ >> BÀI THUỐC HAY >> Cách thanh nhiệt giải độc hiệu quả đến từ cây hẹ

Cách thanh nhiệt giải độc hiệu quả đến từ cây hẹ

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (2 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

Hẹ là loại rau được dùng như hành hay tỏi trong các món ăn để chữa nhiều bệnh từ thông thường đến phức tạp. Vậy hẹ có tác dụng gì trong việc thanh nhiệt giải độc?

Cách thanh nhiệt giải độc hiệu quả đến từ cây hẹ

Cách thanh nhiệt giải độc hiệu quả đến từ cây hẹ

Hẹ có tên gọi khác là cửu thái, cửu thái tử, khởi dương thảo và nhiều tên khác. Danh pháp khoa học là Allium ramosum dạng hoang dã) hay Allium tuberosum(dạng gieo trồng), thuộc họ Hành (Alliaceae). Các văn bản gần đây chỉ liệt kê nó dưới tên gọi Allium ramosum. Mùi vị của nó là trung gian giữa tỏi và hành tăm.

Những công dụng đến từ cây hẹ

Theo nhiều chia sẻ trên trang tin tức Y Dược được biết, cây hẹ cho nhiều kháng sinh quý: đặc biệt với các bệnh về hô hấp và đường ruột của trẻ em. Hẹ đã được các nhà khoa học nghiên cứu có các hợp chất: Sunfua, saponin và chất đắng… Ngăn ngừa đông máu: flavonoid trong hẹ giúp cân bằng huyết áp, đặc biệt giúp giảm huyết áp cao. Hẹ giàu vitamin C có tác dụng tăng cường tính đàn hồi của các mao mạch máu và thúc đầy sự hấp thụ sắt trong cơ thể. Ăn hẹ thường xuyên sẽ ngăn ngừa chứng đông máu.

Giảm huyết áp và cholesterol: cũng như tỏi, hẹ có chứa allicin. Allicin có tác dụng giảm huyết áp và ngăn quá trình sản sinh cholesterol trong cơ thể. Hơn nữa, chúng cũng có đặc tính chống vi khuẩn và chống nấm, tẩy vi khuẩn và nấm trong đường ruột, đảm bảo cho hệ thống tiêu hóa hoạt động tốt.

Giúp ngăn ngừa ung thư: hẹ là nguồn chứa chất flavonoid và lưu huỳnh tự nhiên có thể ngăn chặn một số loại bệnh ung thư hiệu quả. Những chất này giúp chống lại các gốc tự do và ngăn chặn chúng phát triển. Vì vậy, ăn hẹ có thể phòng ung thư đại tràng, vú, tuyến tiền liệt, phổi và dạ dày.

Những công dụng đến từ cây hẹ

Những công dụng đến từ cây hẹ

Các vấn đề về da: vì hẹ có đặc tính chống vi khuẩn và nấm nên rất tốt cho da, đồng thời cải thiện những vấn đề về nhiễm trùng da. Hẹ có thể thay thế cho các loại kem bôi trị vảy và làm lành vết thương hở. Nhờ đặc tính của cây thuốc vị thuốc này có thể tiêu diệt vi khuẩn, nấm, giúp vết thương mau lành.

Giúp xương chắc khỏe: Hẹ chứa nhiều vitamin K – loại vitamin chịu trách nhiệm cho sức khỏe xương của bạn. Sự khử khoáng xương được ngăn chặn đáng kể bằng việc ăn hẹ thường xuyên. Đặc biệt phụ nữ dễ bị loãng xương hơn nam giới nên thường xuyên ăn hẹ sẽ giúp tăng mật độ xương.

Các bài thuốc chữa bệnh chủ yếu từ hẹ

Hẹ được coi là bài thuốc hay có thể chữa một số loại bệnh như:

  • Rôm sẩy: rễ hẹ 60g sắc nước uống.
  • Cảm mạo, ho do lạnh: hẹ 250g, gừng tươi 25g, cho thêm ít đường hấp chín, ăn cái, uống nước.
  • Táo bón: hạt hẹ rang vàng, giã nhỏ. Mỗi lần uống 5g. Hòa nước sôi uống ngày 3 lần.
  • Phòng táo bón, tích trệ: hàng sáng dậy, chưa ăn sáng, uống nước hẹ giã đã lọc bã.
  • Nấc do lạnh: uống một bát nước hẹ đã giã nát và lọc bỏ bã.
  • Thổ tả: cấp cứu bằng một nắm rau hẹ giã lấy nước cốt, chưng cách thủy cho uống.
  • Đau răng: lấy 1 nắm hẹ (cả rễ) giã nhuyễn, đặt vào chỗ đau, đặt liên tục cho đến khi khỏi.
  • Đau họng: lá và củ hẹ giã đắp lên cổ, băng lại, nhai củ cải, lá húng chanh và nuốt nước.
  • Hen suyễn: lá hẹ một nắm giã nát, lấy nước uống hay sắc lên để uống.
  • Sơn ăn lở loét: lá hẹ giã nát đắp lên chỗ tổn thương.

Lưu ý: tác dụng dược lý của hẹ cao nhất là vào mùa xuân, kỵ mật ong và thịt trâu. Những người bị các chứng âm hư hỏa vượng, vị hư có nhiệt không nên dùng hẹ lâu dài.

Nguồn theo Y tế Việt Nam

Có thể bạn quan tâm

Những bài thuốc đông y giúp giải nhiệt hiệu quả

Các bài thuốc có tác động thanh giải nhiệt tà ở phần lý, nghĩa là ...