Danh mục
Trang chủ >> CÂY THUỐC - VỊ THUỐC >> Bật mí cách chữa trị cảm cúm bằng cây tía tô hiệu quả ngay

Bật mí cách chữa trị cảm cúm bằng cây tía tô hiệu quả ngay

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (No Ratings Yet)
Loading...

Tía tô là một trong những vị thuốc nam có tác dụng giảm đau, giảm ho, giải độc và chữa cảm cúm hiệu quả. Khi bị cảm cúm bạn có thể áp dụng cách dưới đây.

Bật mí cách chữa trị cảm cúm bằng cây tía tô hiệu quả ngay 1

Cây tía tô có công dụng chữa trị cảm cúm hiệu quả.

Công dụng của cây tía tô.

Tía tô là vị thuốc nam được đông phương y dược xếp vào loại giải biểu (làm cho ra mồ hôi) thuốc nhóm phát tán phong hàn (nhóm do lạnh gây bệnh) cần chữa bằng cách cho ra mồ hôi, khỏi sốt.

Tía tô còn có tên khác như é tía, tử tô, xích tô (gọi là tử, xích tía vì cây có màu tím). Không nhầm với tía tô tử là hạt của cây tử tô (thận trọng khi viết hai tên này là của 2 vị thuốc không hoàn toàn giống nhau đều cùng lấy từ một cây)

Tía tô có tính ấm, vị cay, vào 3 kinh phế – tâm – tỳ, không độc. Lá dùng làm gia vị rất phổ biến đồng thời là vị thuốc rất hay dùng để trừ cảm mạo. Hạt làm trà uống và thuốc hạ khí, cành làm thuốc an thai. Trường hợp không có thì dùng thay thế cho nhau cũng được.

Cách chữa cảm cúm hoặc cảm lạnh bằng cây tía tô.

Nếu cảm lạnh hoặc cảm cúm không có mồ hôi và ho tức ngực, nôn đầy, nên dùng 20g lá tươi giã nhỏ, chế thêm nước sôi, khuấy đều gạn lấy nước nóng; hoặc dùng 10 lá cắt nhỏ trộn với cháo nóng, ăn rồi nằm nghỉ cho ra mồ hôi. Ngoài ra, có thể thêm hành sống giã nhỏ 5g, gừng tươi giã nhỏ ba lát, muối vừa đủ để nấu cháo giải cảm.

Bật mí cách chữa trị cảm cúm bằng cây tía tô hiệu quả ngay 2

Cách chữa cảm cúm hiệu quả bằng cây tía tô.

Trong trường hợp cảm mưa gió, thân thể đau mỏi, nhức đầu sổ mũi, nôn đầy, có thể lấy 15g lá tía tô, vỏ quít cũ, củ gấu (hương phụ), gừng sống, hành trắng cả cây đều 10g xắt uống lúc thuốc còn nóng.

Người bệnh cảm cúm gai rét không ra mồ hôi thì lấy tía tô, lá chanh, bạc hà, lá sả, mỗi thứ một nắm nấu nước xông. Cảm cúm bốn mùa thì dùng 3 chén nước với tía tô, kinh giới, sắn dây, bạc hà, nghệ, sài hồ (tất cả đều phơi khô) và gừng tươi lấy một chén uống khi nóng, uống xong đắp chăn nằm cho ra mồ hôi.

Ăn tía tô với các loại rau sống, rửa sạch cũng có tác dụng giảm ho, giảm đau và giải độc. Tuy nhiên, không ăn cá chép chung với tía tô, dễ bị sinh độc thành mụn nhọt.

Theo VNExpress.

Nguồn theo Y tế Việt Nam

Có thể bạn quan tâm

Phương pháp Y học cổ truyền giúp điều trị chứng đau lưng hiệu quả

Đau lưng là bệnh lý xương khớp thường gặp hiện nay. Ngoài việc sử dụng ...