Danh mục
Trang chủ >> BÀI THUỐC HAY >> Các bài thuốc đông y từ cây hương nhu

Các bài thuốc đông y từ cây hương nhu

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

Theo đông Y hương nhu có vị cay, tính hơi ôn, là cây thuốc mọc dại dễ dàng tìm thấy ở nhiều vùng trên cả nước, tuy thế đây là vị thuốc quan trọng giúp điều trị được nhiều bệnh.

Các bài thuốc đông y từ cây hương nhu

Các bài thuốc đông y từ cây hương nhu

Theo trang tin tức Y dược, hương nhu là cây sống lâu năm cao từ 1 – 2m, thân vuông, có lông, hóa gỗ ở gốc, khi còn nhỏ 4 cạnh thân màu nâu tía, còn 4 mặt thân màu xanh nhạt, lúc về già trở thành màu nâu.Lá mọc đối chéo có hình chữ thập, khía răng cưa, phiến thuôn hình chữ mác, hai mặt có nhiều lông, mặt trên xanh thẫm hơn mặt dưới, cuống lá dài. Cụm hoa có hình xim ở nách lá thường co lại thành xim đơn. Tràng hoa màu trắng chia thành 2 môi, hoa không đều. Quả bế tư được bao bởi đài hoa còn lại.

Hương nhu có thể dùng đơn độc hay phối hợp các vị khác. Thu hái vào lúc ra hoa hoặc bắt đầu kết quả (tháng 5-7). Có thể dùng tươi hoặc khô (phơi trong mát, không được phơi nắng; không sao lửa (tránh làm mất hết tinh dầu). Tinh dầu hương nhu dễ bay nên hái về dùng ngay.

Hướng dẫn sử dụng bài thuốc đông y từ cây Hương nhu hiệu quả

Bác sĩ Y học cổ truyền Nguyễn Hữu Định làm việc tại Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết Cây hương nhu vị cay, tính hơi ôn,có nhiều tác dụng chữa bệnh tuyệt vời và là loại thảo dược quý được dân gian sử dụng rất nhiều.

Dưới đây là một số bài thuốc đông y trị bệnh từ cây hương nhu:

Trị sốt, đi ngoài, nôn mửa, đau mình mẩy, mồ hôi không ra: dùng bài Hương nhu ẩm: hương nhu, hậu phác mỗi thứ 8g, bạch biển đậu 12g. Sắc uống.

Phòng cảm nắng (cảm thử): bà con nông dân có kinh nghiệm đi làm đồng nắng nóng chói chang thường lấy một nắm hương nhu để lên đầu rồi đội nón mũ lên trên hoặc giắt hương nhu vào khăn đội đầu và mang theo nồi nước nấu hoa lá hương nhu để uống khi khát (uống nguội).

Phòng trúng thử (trúng nắng), rối loạn tiêu hóa, miệng khô, hôi: Hương nhu hãm lấy nước uống thay trà.

Chữa cảm mạo thương hàn: Hương nhu tán thành bột. Mỗi lần uống 8g hòa với nước thêm ít rượu.

Hương nhu có nhiều loại và có nhiều công dụng trong y học

Hương nhu có nhiều loại và có nhiều công dụng trong y học

Phòng cảm cúm, cảm nắng, khát nước, đau bụng, tiêu chảy: hoa vối 40g, hoa hương nhu 10g, hoắc hương 10g, củ sắn dây 20g. Sắc kỹ cho vào phích uống cả ngày.

Hương nhu xông cảm cúm: Thường phối hợp với các loại lá có tinh dầu như lá bưởi, sả… Lưu ý  không được dùng khi đã ra nhiều mồ hôi.

Miệng hôi: Sắc đặc một nắm hương nhu ngậm, súc miệng.

Chữa phù thũng, mặt nặng, sợ lạnh, không có mồ hôi: hương nhu 12g, rễ cỏ gianh (bạch mao căn) 40g, ích mẫu thảo 16g. Sắc uống.

Chảy máu cam, lưỡi sưng nứt chảy máu: hương nhu tía 1 nắm (20g), sắc uống hoặc bột hương nhu mỗi lần 4g uống với nước.

Đau khớp: hương nhu tươi 50g, hoắc hương 20g. Cả hai sắc cùng 300ml nước còn 200ml, chia 2 lần uống trong ngày. Uống liền 1 tuần.

Nguồn:Cao đẳng Dược Hà Nội

Nguồn theo Y tế Việt Nam

Có thể bạn quan tâm

Suy giảm nội tiết tố nữ nên uống thuốc gì theo Đông Y?

Rối loạn nội tiết tố nữ là một trong những tình trạng gây ra nhiều ...