Trước những yêu cầu cấp bách về công tác điều trị các bệnh nhân COVID-19, được sự điều động của Bộ Y tế, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội đã lập đoàn công tác gồm 13 người đi vào vùng tâm dịch.
- Các bài thuốc và những lời khuyên đối với bệnh nhân bị bệnh gout
- Những cây thuốc nam giúp mát gan bổ thận thanh nhiệt giải độc
- Món ăn bài thuốc Y học cổ truyền điều trị viêm tiền liệt tuyến
Đội ngũ bác sỹ Bệnh viện Trung ương Huế tích cực điều trị cho các ca nhiễm COVID-19. Ảnh: Mai Trang/TTXVN
Theo đó, trang tin tức y dược của Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cũng cập nhật tình hình dịch bệnh tại các tỉnh Quảng Nam, Đà Nẵng, Quảng Trị…vẫn đang rất phức tạp nên rất cần lực lượng chi viện, hỗ trợ.
Điều động lực lượng hỗ trợ cho các bác sĩ vùng tâm dịch Covid-19
Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Lân Hiếu, Giám đốc Bệnh viện làm trưởng đoàn, cùng Phó Giáo sư, Tiến sĩ Hoàng Bùi Hải, Trưởng khoa Cấp Cứu – Hồi sức tích cực; Thạc sĩ, bác sĩ Vũ Việt Hà, Phó Trưởng khoa Cấp cứu – Hồi sức tích cực; Tiến sĩ, bác sĩ Đoàn Tiến Lưu, Phó Trưởng khoa Chẩn đoán hình ảnh và các bác sĩ, điều dưỡng chuyên ngành hồi sức cấp cứu, tim mạch, huyết học có kinh nghiệ
Đoàn đã cùng với 2 bác sĩ Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương gồm bác sĩ chuyên khoa II Nguyễn Trung Cấp, Phó Giám đốc Bệnh viện và Thạc sĩ, bác sĩ Đồng Phú Khiêm, Phó Trưởng khoa Hồi sức tích cực, đã hỗ trợ công tác chuyên môn chống dịch tại Bệnh viện Trung ương Huế, nơi tiếp nhận từ Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Trị các bệnh nhân COVID-19 rất nặng và có nhiều bệnh nền.
Từ ngày 3 – 16/8/2020, ngoài trực tiếp tham gia chữa bệnh, chăm sóc điều dưỡng…, đoàn công tác của Bệnh viện Đại học Y Hà Nội đã tiến hành đào tạo, cập nhật một số chủ đề liên quan đến xử trí tình huống và các bệnh lý liên quan ở bệnh nhân COVID-19 như: Cập nhật chẩn đoán điều trị, Quản lý đường thở, cấp cứu ngừng tuần hoàn, DIC-ROTEM, quản lý thuốc chống đông; tắc động mạch phổi. Các thủ thuật được hướng dẫn tại chỗ gồm: Chăm sóc đường thở, thở máy, siêu âm tại giường, dẫn lưu màng ngoài tim, lựa chọn kháng sinh trong viêm phổi…
Đặc biệt, nhân dịp này, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Lân Hiếu đã thực hiện 2 ca can thiệp tim bẩm sinh phức tạp (bé 3 tuổi bị thông động tĩnh mạch phổi khổng lồ và ca 8 tháng tuổi bị thông liên thất phần cơ nhiều lỗ bằng phương pháp Hybrid). Qua đó, giúp đào tạo các bác sĩ can thiệp Bệnh viện Trung ương Huế. Đây là trường hợp sử dụng phương pháp Hybrid kết hợp giữa ngoại khoa mở xương ức và tim mạch can thiệp, lần đầu tiên được thực hiện tại miền Trung.
Hoạt động đào tạo liên tục là một trong sứ mệnh của các Bệnh viện đại học, gắn liền với công tác khám, chữa bệnh, nghiên cứu. Điều này càng trở nên có ý nghĩa thiết thực trong công tác chống dịch hiện nay.
Nguồn Trang thuốc nam tổng hợp từ Báo baotintuc.vn