Sau đây là những bài thuốc trị chứng mất ngủ được các y sĩ y học cổ truyền tphcm chia sẻ, các bạn có thể áp dụng tùy theo tình trạng của mình.
- Một số bài thuốc hay chữa bệnh trĩ từ cây vông
- Những bài thuốc dân gian đặc trị bệnh cơ xương khớp
- Chữa viêm xoang, viêm phế quản bằng Xuyên tâm liên
Bài thuốc trị chứng mất ngủ
Những bài thuốc trị chứng mất ngủ
Nằm trong danh sách các bài thuốc hay, sau đây chúng tôi xin chia sẻ các bài thuốc trị chứng mất ngủ để quý vị có thể tham khảo :
Bài 1: Dùng 1 củ gừng to, 20gr muối, 2 lít nước nguội. Gừng rửa sạch, để nguyên vỏ và đập giập. Đun sôi nước và cho muối, gừng đập dập vào nấu 5 phút. Để nguội bớt, rồi ngâm chân khi nước còn nóng già.
Cách này tăng cường khí huyết lưu thông, kích thích các dây thần kinh, giúp cơ thể thoải mái, nhẹ nhõm, dễ ngủ và ngủ sâu giấc.
Bài 2: Lấy chậu nước nóng già, ngâm cả hai chân khoảng 20 phút, ngày ngâm 1-2 lần, nhưng một lần cần ngâm trước khi ngủ tối.
Cách này dùng khi ngủ không ngon giấc, tinh thần uể oải, chán ăn, tâm lý bất an.
Nếu mất ngủ nặng hơn, có thể dùng các bài ngâm chân sau:
Bài 3: Đan sâm 20g, bạch truật 15g, hoàng liên 12g, viễn chí 10g, toan táo nhân 15g, trân châu mẫu 10g. Tất cả sắc kỹ, lấy nước ngâm chân trong 30 phút, mỗi ngày 1 lần trước khi ngủ tối. Cách này rất hiệu quả trong việc bổ dương và loại bỏ khí lạnh.
Ngoài ra có thể cho vào nước ngâm chân hai thìa muối giúp diệt khuẩn, chống viêm, nhuận tràng; Hoặc vài lát gừng già, giúp đánh tan khí lạnh; Hoặc rượu trắng giúp thúc đẩy tuần hoàn máu; Vài lát chanh giúp lưu thông khí, tinh thần tỉnh táo, phòng cảm cúm; 3 thìa dấm giúp làm đẹp da. Người bị lạnh tay chân, ngâm chân như trên sẽ làm khí huyết tuần hoàn đều, khử hàn khử độc, tay chân ấm thì cơ thể ấm áp, ngủ ngon.
Cuối cùng, cần đảm bảo chỗ ngủ yên tĩnh, thoáng mát. Khi ngủ cần giữ tâm lý thư thái, không nghĩ ngợi lung tung.
Bài 4: Bài thuốc ngâm chân
Dùng từ thạch, chính ngữ gia mỗi thứ 20g; phục thần 15g, ngũ vị tử 10g.
Sắc từ thạch 30 phút, rồi cho các vị thuốc khác vào sắc tiếp 30 phút. Lọc bỏ bã lấy nước ngâm chân 20 phút. Mỗi tối ngâm 1 lần, kết hợp xoa nước thuốc nhiều lần lên vùng trán và thái dương.
Bài 5: Dùng ngô thù du 20g, dấm gạo vừa đủ. Sắc kỹ ngô thù du bỏ bã, lấy nước, hòa cùng cùng dấm gạo rồi ngâm cả hai chân 30 phút, mỗi ngày 1 lần trước khi đi ngủ.
Cách này làm cho tâm và thận giao hoà, chất lượng giấc ngủ tốt hơn.
Ngâm chân kết hợp xoa thái dương
Khi ngâm chân cần lưu ý:
Đồ ngâm chân nên dùng thùng/chậu gỗ để ngâm chân, vì gỗ hấp thụ các vị thuốc tốt nhất. Có thể cho thêm vài viên đá cuội vào nước ngâm chân để hiệu quả hơn, đả thông kinh mạch, tốt cho tâm, tim, thận, cải thiện giấc ngủ.
Nếu phòng ngừa suy giãn tĩnh mạch, tăng tuần hoàn máu có thể ngâm đến cẳng chân. Còn bình thường chỉ ngâm nước tới mắt cá chân – điểm giao của nhiều dây thần kinh là đủ.
Không nên ngâm chân trước và sau khi ăn 1 giờ. Tốt nhất là ngâm vào thời gian từ 16-17 giờ, hoặc 21 giờ. Nhiệt độ nóng 38-43 độ C, nhưng không quá 45 độ C vì dễ tổn thương chân, ảnh hưởng lưu thông máu. Sau đó giữ ổn định nhiệt độ bằng cách cho thêm nước nóng, và ngâm tới khi cơ thể thấy ấm lên.
Chỉ nên ngâm chân tới khi cơ thể ấm lên, lưng hoặc trán hơi ra mồ hôi thì dừng. Không ngâm quá nhiều vì cơ thể nhiều mồ hôi sẽ không tốt cho tim.
Những người tuyệt đối không được ngâm chân
– Những phụ nữ mang thai không nên ngâm chân, vì nước nóng làm máu xuống chân sẽ không bơm lên não, gây tức ngực, chóng mặt, giãn nở tĩnh mạch, khiến sự sưng phù của mẹ bầu nặng hơn. Nếu muốn, bà bầu chỉ được dùng nước ấm rửa chân.
– Phụ nữ đang kỳ kinh nguyệt, trẻ trong giai đoạn dậy thì các chức năng cơ thể chưa ổn định cũng không nên ngâm chân.
– Người bị đau đầu, buồn nôn, ho, huyết áp không ổn định cũng không nên ngâm chân.
– Người già mắc các chứng khớp, xơ cứng, tắc nghẽn động mạch, lưu thông máu kém, tắc nghẽn… cần hạn chế ngâm chân.
– Người mắc bệnh tim, huyết áp thấp, hay bị chóng mặt… không nên ngâm chân với nước quá nóng, hoặc ngâm quá lâu.
– Người sức khỏe yếu ngâm chân quá lâu vì dễ dẫn đến tụt huyết áp.
– Người cơ thể mất cân bằng âm dương, người mẫn cảm (dễ nổi nóng, buồn phiền dễ nổi cáu, khô miệng, đổ mồ hôi trộm, da khô…), ngâm chân sẽ ra mồ hôi, chóng mặt, tăng thiếu máu, hỏa khí tăng cao.
– Những người yếu thể chất, đổ mồ hôi rất dễ bị mất nước ngâm chân lâu có thể bị hạ huyết áp, ngất xỉu.
– Người bị bệnh cấp tính như nhức đầu, chóng mặt, hen, ho, huyết áp không ổn định không được ngâm chân.
– Người có huyết áp thấp ngâm chân bằng nước nóng có thể thúc đẩy tuần hoàn máu, mạch máu giãn nở… càng hạ huyết áp.
– Người mắc bệnh tiểu đường da khó cảm nhận độ nóng lạnh của nước nên cần chú ý không để nước quá nóng mà tổn thương da.
– Người đang quá đói cũng không được ngâm chân.
– Vận động viên, bệnh nhân herpes, eczema… cũng không phù hợp với ngâm chân vào nước nóng vì dễ bị nhiễm trùng
Cách massage chân
Sau khi ngâm chân cần lau khô, rồi chà xát bàn chân 10-20 phút cho nóng lên và chờ cân bằng nhiệt độ cơ thể mới lên giường.
Tốt nhất là massage bàn chân để tăng hiệu quả cho giấc ngủ. Do gan bàn chân có liên kết với nội tạng, nên khi massage sẽ kích thích kinh lạc, giảm đau đầu… Đặc biệt là huyệt Thông tuyền dưới gan bàn chân đi thẳng tới não, khi massage huyệt này sẽ dẫn máu xuống, giảm đau đầu.
Massage huyệt Dũng Tuyền 36 cái, vừa ấn vừa đẩy lên phía ngón chân cho đến khi chân nóng lên. Cách này rất tốt cho những người thận yếu, thận khí hư nhược.
Massage điểm giữa vùng gót chân (ứng với vùng giấc ngủ), dùng hai ngón tai cái ấn mạnh 36 lần, tới khi có cảm giác đau mới hiệu quả. Tiếp tục xoa 3-5 phút tới khi thấy nóng lên.
Hoặc gập 2 ngón tay trỏ, cạo mạnh vào vùng phía dưới hai bên mắt cá chân 36 lần cho tới khi cảm thấy đau.
Hai cách này còn giảm triệu chứng hoa mắt chóng mặt, cải thiện chứng mất ngủ.
Theo thuocnam.edu.vn