Danh mục
Trang chủ >> CÂY THUỐC - VỊ THUỐC >> Ba kích – Đặc điểm và các bài thuốc đông y trị bệnh hiệu quả

Ba kích – Đặc điểm và các bài thuốc đông y trị bệnh hiệu quả

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (2 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

Từ xưa ba kích đã được sử dụng khá nhiều trong các bài thuốc. Ngoài hỗ trợ tăng sức đề kháng, điều trị các triệu chứng về bệnh xương khớp, Ba kích còn là dược liệu quý dành cho đấng mày râu.

Hình ảnh cây ba kích trong tự nhiên

Hình ảnh cây ba kích trong tự nhiên

Nhận biết vị thuốc nam cây ba kích

Giảng viên Trung cấp Y học cổ truyền cho biết, cây ba kích (Morinda officinalis How.), họ Cà phê (Rubiaceae), là cây mọc hoang ở một số nơi thuộc rừng núi phía Bắc nước ta như: Quảng Ninh, Bắc Giang, Thái Nguyên… Hiện nay, đã có nhiều nơi trồng ba kích thành công để lấy nguyên liệu phục vụ cho yêu cầu làm thuốc trong nước.

Là loại dây, leo bằng thân quấn, thân non có màu tím, cành non có cạnh, lá mọc đối, dầy và cứng, cuống ngắn, màu xanh lục. Cụm hoa mọc thành tán ở đầu cành. Quả hình cầu, rời nhau hoặc dính liền thành khối, khi chín có màu
đỏ.

Sau khi thu hoạch, rễ cây cần được chế biến sơ bộ, rửa sạch, phơi khô se, đập nhẹ cho bẹp, bỏ lõi, rồi cắt thành đoạn 3 – 5 cm, phơi hoặc sấy khô. Khi dùng tùy theo yêu cầu, có thể tiến hành chích rượu, chích muối ăn, chích cam thảo.

Rễ cây chứa các thành phần anthraglucosid: tectoquinon, rubiadin… các iridoid: asperulosid, monotropein, morindolid…. Các β-sitosterol, oxositosterol…, các lacton, các muối vô cơ: Mg, K, Na, Cu, Fe, Co…

Các bài thuốc được sử dụng điều trị bệnh từ cây Ba kích

Bác sĩ Y học cổ truyền Sài Gòn cho biết, dược liệu Ba kích được sử dụng bằng nhiều cách khác nhau để trị bệnh. Dưới đây là một số bài thuốc từ ba kích mà bạn có thể áp dụng như sau:

Hỗ trợ điều trị lợi tiểu

  • Nguyên liệu: Ba kích, ích trí nhân, thỏ ty sử, tang phiêu phiêu.
  • Cách làm: Rửa sạch nguyên liệu sau đó tán thành bột. Thêm ít rượu vào trộn đều hỗn hợp với nhau. Vo tròn thành từng viên nhỏ sử dụng 1 ngày 1 viên vào buổi sáng hoặc buổi tối. Nên dùng khoảng 12 viên cho mỗi liệu trình để thấy hiệu quả.

Chữa liệt dương ở nam giới

Nam giới liệt dương, khó cương dương có thể dùng rượu thuốc ngâm như sau:

  • Nguyên liệu: 3kg ba kích, 3kg ngưu tất sống, 5 lít rượu.
  • Cách làm: Các vị dược liệu được rửa sạch để ráo, ngâm tất cả trong bình thủy tinh khoảng 3 tháng. Sau đó sử dụng sau mỗi bữa ăn, uống liên tục trong khoảng 2-3 tháng để có hiệu quả rõ rệt.

Chữa đau mỏi xương khớp bằng ba kích

  • Nguyên liệu: 60g ba kích, 120g ngưu tất, 60g quế tâm, 60g khương hoạt, 60g ngũ gia bì, 60g can khương, 80g đỗ trọng, 100ml mật ong.
  • Cách làm: Nguyên liệu được tán nhỏ thành bột mịn, trộn hỗn hợp với mật ong, vo tròn thành từng viên nhỏ, mỗi lần uống 10 viên giúp giảm triệu chứng đau nhức xương khớp.

Bài thuốc dưỡng sắc đẹp, bổ thận tráng dương

  • Nguyên liệu: 60g củ ba kích, 60g cam cúc hoa, 30g câu kỷ tử, 20g phụ tử, 46g thục địa, 30g thục tiêu.
  • Cách làm: Tán mịn các thảo dược trên ngâm cùng với 3 lít rượu trắng khoảng 2 tháng. Mỗi lần uống 20ml, sử dụng trước bữa ăn 15-20 phút.

Điều trị kinh nguyệt không đều ở phụ nữ

  • Nguyên liệu: 120g ba kích, 20g lương khương, 80g thanh diêm, 160g nhục quế, 640g tử kim đằng, 160g ngô thù du.
  • Cách làm: Vị thuốc trên được tán nhỏ, trộn thêm một ít rượu, sau đó vo tròn thành viên nhỏ, nên sử dụng sau mỗi bữa ăn.

Điều trị chứng đầy bụng

  • Nguyên liệu: 30g ba kích, 30g lộc nhung, 22g mẫu đơn, 22g ngưu tất, 22g mộc hương, 30g nhục thung dung, 22g bạch linh, 22g chỉ xác, 22g hoàng kỳ, 22g phúc bồn tử, 30g phụ tử, 22g quế tâm, 22g sơn thù, 22g tân lang, 30g thạch hộc, 30g thục địa, 22g thự dự, 22g xà sàng tử, 22g tiên linh tỳ, 22g trạch tả, 22g tục đoạn, 22g viễn chí.
  • Cách làm: Các vị thuốc trên được tán mịn, mỗi lần pha 15-20g với nước, uống trước mỗi bữa ăn. Để thấy hiệu quả nên dùng liên tục trong 2-3 tháng.

Bài thuốc tăng sức đề kháng, trị da xanh nhợt

  • Nguyên liệu: 40g ba kích, 40g hồi hương, 40g ích trí nhân, 40g bạch long cốt, 40g phúc bồn tử, 40g bạch truật, 40g nhục thung dung, 40g mẫu lệ, 40g cốt toái bổ, 40g thỏ ty tử, 40g nhân sâm.
  • Cách làm: Tán nhỏ vị thảo dược trên, trộn đều với nhau. Để trong lọ thủy tinh kín bảo quản nơi khô thoáng. Uống 2 lần sáng tối sau ăn, mỗi lần khoảng 10-20g. Tầm 1 tháng sử dụng bạn sẽ thấy cải thiện cả về làn da và cân nặng.

Điều trị chuột rút, lưng đau bằng ba kích

  • Nguyên liệu: 18g ba kích, 18g ngưu tất, 18g thạch hộc, 20g đương quy, 27g khương hoạt, 27g sinh khương, 2g tiêu.
  • Cách làm: Đem giã tất cả nguyên liệu trên, cho thêm 2 lít rượu, đậy kín nắp nấu khoảng 1 giờ. Để nguội uống mỗi lần 15-20ml, uống 3 lần trong 1 ngày.

Bài thuốc trị dương úy, di tinh, thận hư

  • Nguyên liệu: 15g ba kích, 15g thục địa, 12g sơn thù du, 12g kim anh.
  • Cách làm: Rửa sạch loại bỏ tạp chất, sắc với nước. Đun sôi, dùng uống 1 thang/ ngày.

Bài thuốc trị chân tay lạnh từ ba kích

  • Nguyên liệu: 12g dược liệu, 12g tục đoạn, 12g bổ cốt chi, 5 quả đào nhục.
  • Cách làm: Có thể sắc với nước hoặc tán bột để uống.

Lưu ý khi sử dụng dược liệu Ba kích

Bên cạnh những công dụng tuyệt vời thì vị thuốc nam này sử dụng không đúng cách cũng gây ra nhiều tác dụng không mong muốn cho người dùng:

  • Gây liệt dương: lõi củ ba kích chứa nhiều rubiadin gây liệt dương ở nam giới, cần sơ chế kỹ càng loại bỏ lõi trước khi dùng.
  • Ức chế hoạt động hệ tim mạch: mạch đập nhanh, buồn nôn, chóng mặt…

Những đối tượng sau đây nếu muốn sử dụng ba kích nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi dùng:

  • Người bị bệnh về tim mạch.
  • Người bị rối loạn tiêu hóa, táo bón, đau dạ dày.
  • Người có triệu chứng sốt.
  • Người bị huyết áp thấp.
  •  Người mẫn cảm với những thành phần hóa học của thuốc.
  • Không dùng quá 15g ba kích/ngày, không dùng trong thời gian kéo dài.
  • Đang chữa bệnh với các dược phẩm khác không nên dùng vị thuốc này.
  • Nồi kim loại sẽ làm cho tác dụng của thảo dược giảm đi, nên sử dụng nồi sứ hoặc nồi đất để sắc thuốc.
  • Phụ nữ có thai và trẻ em dưới 6 tuổi chưa có chỉ dẫn từ bác sĩ không được dùng.

Nguồn theo Y tế Việt Nam

Có thể bạn quan tâm

Những lưu ý và cách sử dụng dây thìa canh

Dây thìa canh nổi tiếng với tác dụng cân bằng đường huyết, hỗ trợ trị ...