Danh mục
Trang chủ >> CÂY THUỐC - VỊ THUỐC >> Vị thuốc đông y củ Tam thất – Thần dược hữu hiệu trong trị bệnh

Vị thuốc đông y củ Tam thất – Thần dược hữu hiệu trong trị bệnh

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

Củ tam thất là một loại dược liệu được ông cha ta sử dụng từ lâu đời và được ví như thần dược, và được dân gian hay gọi với cái tên kim bất hoán (vàng cũng không đổi). Tam thất được đánh giá tốt cho sức khỏe gần như nhân sâm.

Tam thất thần dược chữa bệnh hiệu quả cho con người

Tam thất thần dược chữa bệnh hiệu quả cho con người

Tìm hiểu những đặc điểm của củ tam thất

Tam thất thuộc loại cây thân nhỏ, cao từ 30-60 cm, mọc thẳng đứng, vỏ cây có rãnh dọc, lá mọc vòng từ 3-4 lá một. Lá kép như bàn tay xòe, để thu hoặc cây phải được trồng từ 3-7 năm.

Tam thất là vị thuốc đông y cực quý dành cho phụ nữ ở độ tuổi sinh đẻ, người ốm yếu, người mới ốm dậy … nhờ các tác dụng dược lý phong phú. Củ tam thất có hai loại tam thất nam và bắc. Ngoài ra tam thất còn có tên gọi khác như thổ sâm, kim bát hoàn, sâm tam thất. Củ có tên tiếng anh là False gingseng thuộc họ nhân sâm. Tam thất nam còn có những tên gọi như tam thất gừng, khương tam thất, thuộc họ gừng.

Tam thất bắc và tam thất nam. Tam thất bắc còn gọi là sâm tam thất, thổ sâm, kim bát hoàn. Họ nhân sâm (Araliaceae), Tên tiếng Anh là False gingseng. Tam thất nam còn gọi là tam thất gừng, khương tam thất, thuộc họ ngừng.

Củ tam thất giúp cầm máu nhanh và hiệu quả

Củ tam thất giúp cầm máu nhanh và hiệu quả

Tác dụng của củ tam thất là gì?

Bác sĩ – Giảng viên Trung cấp Y học cổ truyền chia sẻ, củ tam thất bán trên thị trường chủ yếu là củ tam thất bắc khô với hai thành phần chính là Saponin và Flavonoid.

+ Saponin là dưỡng chất quan trọng có trong tam thất bắc. Thành phần này giúp tiêu sưng, giảm đau cho cơ thể. Quá trình sử dụng, saponin tạo ra hợp chất hoạt động ginsenosides tác động tới các hệ thần kinh, miễn dịch, nội tiết và có những tác động khác nhau với từng bộ phận cơ thể. Bên cạnh đó hoạt chất saponin có trong tam thất bắc còn giúp kháng viêm, chống lại quá trình oxi hóa tế bào và phòng ngừa ung thư.

+ Flavonoid cũng là một hoạt chất quan trọng có trong tam thất bắc. Hoạt chất này giúp tăng cường sức đề kháng, giảm đau, giảm viêm, làm chậm quá trình lão hóa tế bào,…

Bên cạnh hai hoạt chất trên, tam thất còn có chứa rất nhiều thành phần như các hợp chất có nhân Sterol, acid amin, các nguyên tố Fe, Ca,… giúp cầm máu, tiêu ứ huyết, tiêu sưng và nhiều công dụng tốt cho sức khỏe khác.

Ngoài ra, tam thất bắc còn chứa rất nhiều thành phần như hợp chất có nhân Sterol, acid amin, các nguyên tố Fe, Ca,… có tác dụng cầm máu, tiêu ứ huyết, tiêu sưng và nhiều công dụng khác.

Tam thất chứa nhiều nhóm thành phần hóa học, chủ yếu là saponin, protopanaxainol, các ginsenosid như Rb1, Rb2, Rb3 Rc, Rd, Re, Rg1, Rg2-Rh1 và các glucoginsenosid được phân lập từ cây tam thất. Rễ tam thất có chứa tinh dầu với một số hoạt chất nổi bật như trong đó có α-guaien, β-guaien và octadecan. Ngoài ra còn có phytosterol, polysaccharid và các loại muối vô cơ.

– Công dụng của tam thất: Tam thất có rất nhiều công dụng, mỗi bộ phận của cây tam thất từ củ tam thất đến hoa tam thất đều có những công dụng đặc trưng. Tam thất có những dược tính rất phong phú như:

  • Tác dụng tăng lực, giãn mạch ngoại biên nhưng không ảnh hưởng đến huyết áp và hệ thần kinh.
  • Tam thất giúp điều hòa miễn dịch, kích thích chuyển dạng lympho bào ở mức độ nhẹ, kích thích tinh thần, chống lại triệu chứng trầm uất.
  • Tam thất còn có tác dụng tiêu sưng, tiêu ứ máu và hỗ trợ tốt trong điều trị nhãn khoa, tăng lưu lượng máu động mạch vành. Thành phần Panacrin có trong tam thất có tác dụng hạn chế sự di căn của tế bào ung thư.

Theo y học cổ truyền, tam thất có vị ngọt, đắng, tính ấm và có tác dụng hoạt huyết, bổ huyết, cầm máu, tiêu sưng, giảm đau, tiêu ứ huyết. Tam thất còn được dùng để chữa ho ra máu, chảy máu cam, băng huyết, rong kinh sau khi sinh, huyết hôi không ra, kiết lỵ ra máu, đi tiểu ra máu và nhiều chiệu chứng làm cơ thể bài tiết ra máu. Tam thất cũng là vị thuốc bổ giúp tăng khả năng thích nghi của cơ thể.

Những đối tượng không nên dùng củ tam thất?

Các bác sĩ đông y cho biết củ tam thất có rất nhiều công dụng chữa bệnh cho con người nhưng có một số đối tượng không nên sử dụng:

  • Phụ nữ đang mang thai không nên dùng.
  • Người đang chảy máy do tổn thương
  • Nên thận trọng khi dùng tam thất cho trẻ em
  • Bệnh nhân bị tiêu chảy không nên dùng tam thất bởi chúng có thể gây tử vong.

Bác sĩ Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn hi vọng với những thông tin về các loại tam thất, công dụng của củ tam thất, những lưu ý sử dụng ở trên mọi người đã hiểu hơn về vị thuốc quý này. Bên cạnh đó bệnh nhân nên tham khảo ý kiến của bác sĩ khi sử dụng tam thất để chữa bệnh tốt nhất cho con người.

Nguồn theo Y tế Việt Nam

Có thể bạn quan tâm

Bài thuốc Đông y bổ máu từ vị thuốc đương quy

Đương quy, hay còn gọi là tần quy, vân quy, xuyên quy, đã từ lâu ...