Danh mục
Trang chủ >> CÂY THUỐC - VỊ THUỐC >> Tác dụng chữa bệnh của vị thuốc Chỉ thực trong Y học cổ truyền

Tác dụng chữa bệnh của vị thuốc Chỉ thực trong Y học cổ truyền

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

Chỉ thực là cây thuốc Nam quý, là một vị thuốc được dùng để điều trị bệnh tiêu hóa, táo bón, ăn không ngon, dễ bị đầy bụng vô cùng hiệu quả.

Chỉ thực – Vị thuốc quý trong chữa bệnh tiêu hóa hiệu quả

Chỉ thực là cây gì? Thường xuất hiện ở đâu, tác dụng và cách dùng như thế nào? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu trong bài viết sau nhé.

Tổng quan về vị thuốc Chỉ thực

Chỉ thực còn có tên gọi khác là Kim quất, khổ chanh, trái non của quả Trấp, đổng đình, niêm chích. Thuộc họ Cam (Rutaceae) và có tên khoa học: Fructus ponciri Immaturi, Fructus aurantii Immaturi. Thành phần hóa học chủ yếu được phát hiện là Hesperidin, Neohesperidin, Naringin, Synephrine, N-Methyltyramine…

Cây này rậm lá, có gai dài. Lá đơn mọc so le, hình bầu dục, dài 7-10cm. Hoa năm cánh trắng, thơm. Quả hình cầu có đường kính trung bình khoảng 1cm. Bên ngoài có vỏ nâu đen, sù sì; khi chín màu da cam cắt ra sẽ thấy phần ruột màu đen hơi ngả nâu, các múi xen kẽ nhau giống như nan hoa bánh xe. Và thường mọc hoang nhiều ở Nghệ Tĩnh, Cao lạng, Hà Bắc, Thanh Hóa.

Vào tháng 4-6 lúc trời khô ráo, thu nhặt các quả non rụng dưới gốc, phơi khô của cây Chanh chua (Citrus aurantium L.) và một số loài Citrus khác, họ Cam (Rutaceae) thì được Chỉ thực. Khi dùng rửa sạch đất bụi, ủ mềm, xắt lát hay bào mỏng, sao giòn. Theo y học cổ truyền, Chỉ thực là cây thuốc – vị thuốc được sử dụng trong điều trị rối loạn tiêu hóa và  còn có tác dụng đối với các bệnh tim mạch trong những năm gần đây.

Tác dụng chữa bệnh của vị thuốc Chỉ thực

Theo nghiên cứu của Y học hiện đại, Chỉ thực bao gồm hơn 50 chất phytochemical bao gồm poncirin, limonene, synephrine, hesperidin, neohesperidin, auraptene và imperatorin. Chỉ thực có thể:

  • Làm tăng huyết áp, cường tim nhưng không làm tăng nhịp tim.
  • Làm tăng lưu lượng máu đến não, động mạch vành và thận, giảm lượng máu trong động mạch ở đùi.
  • Điều chỉnh sự rối loạn chức năng xảy ra ở đường tiêu hóa.
  • Điều trị chứng tử cung sa.
  • Chống dị ứng, lợi tiểu.
  • Chất Glucozit có trong dược liệu hoạt động như vitamin P làm giảm nhanh tính thẩm thấu của mao mạch.

Theo Y học cổ truyền, Chỉ thực có tác dụng:

  • Tả đờm, hoạt khiếu, tả khí (Bản Thảo Diễn Nghĩa).
  • Tả Vị thực, khai đạo kiên kết, tiêu đờm tích, khứ đình thủy, thông tiện bí, phá kết hung (Dược Phẩm Hóa Nghĩa).
  • Hành khí trệ, tan đờm, dẫn khí xuống qua đường đại tiện (Trung Dược Học).
  • Phá khí, tiêu tính, đồng thời có tác dụng tả đàm, trừ bỉ tích, hành khí (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).

Ngoài ra, chúng có thể kết hợp với một số vị thuốc khác nhằm giảm đau cho phụ nữ sau sinh, trị âm hộ bị sưng đau, trị trẻ nhỏ bị lở đầu,…

Chỉ thực kết hợp với các vị thuốc khác nhau, chữa trị được nhiều bệnh khác nhau

Một số bài thuốc sử dụng vị thuốc Chỉ thực đơn giản, dễ làm

Để các bài thuốc có thể đạt hiệu quả cao nhất, khi sử dụng Chỉ thực chữa bệnh chúng ta cần kết hợp chúng với nhiều loại vị thuốc khác nhau. Dưới đây sẽ là hướng dẫn chi tiết từ nguyên liệu cần có tới cách làm cụ thể do các bác sĩ, y sĩ y học cổ truyền hướng dẫn như sau:

Trị rối loạn tiêu hóa, chức năng tiêu hóa kém

  • Trường hợp bị đầy bụng, táo bón: Sử dụng các vị thuốc gồm: Chỉ thực, Bạch truật, Phục linh, Thần khúc, Trạch tả, Đại hoàng: Mỗi vị thuốc đều 10g; Kết hợp với 4g Hoàng liên, 8g Sinh khương và 8g Hoàng cầm. Tán bột hoặc sắc thuốc uống.
  • Trường hợp bị rối loạn tiêu hóa: Chuẩn bị 40g Chỉ thực và 80g Bạch truật, tán bột làm thành hoàn. Tùy theo độ tuổi sử dụng mỗi lần 4-6g và uống cùng nước cơm.

Bài thuốc trị đau tức ngực

Nguyên liệu cho bài thuốc này, chúng ta cần chuẩn bị: 4 quả chỉ thực lâu năm, 120g hậu phác, Qua lâu: 1 trái, 30g quế, 240g phỉ bạch và 5 thăng nước.

Rửa sạch tất cả các vị thuốc trên rồi sau đó bỏ hậu phác và chỉ thực vào nồi đun trước với 1 lít nước. Sau đó chắt lấy phần nước và cho những vị thuốc còn lại vào đun nhỏ lửa trong 30 phút.

Mỗi ngày uống 3 lần và duy trì uống cho tới khi bệnh tình thuyên giảm.

Chữa bệnh ăn không ngon, tinh thần mệt mỏi

Để bài thuốc này đạt hiệu quả cao, các Y sĩ Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur khuyên cần kết hợp các loại thuốc sau đây với nhau: Chỉ thực: 20g, Hoàng liên: 20g, Chích cam thảo: 8g, Mạch nha:8g, Phục linh: 8g, Can khương: 4g, Bán hạ khúc: 12g, Nhân sâm: 12g.

Tán thành bột viên thành những viên nhỏ, mỗi lần uống từ 2g-12g. Một ngày dùng 3 lần và kiên trì dùng cho đến khi hết thuốc.

Bài thuốc chữa trị cho trẻ nhỏ bị lở đầu

Để trị lở đầu cho trẻ nhỏ, chúng ta chỉ cần đốt chảy Chỉ thực rồi trộn với mỡ heo bôi vào chỗ lở loét ngày 2 lần.

Chữa đau do thương hàn

Đối với bệnh thương hàn, nguyên liệu để điều trị bệnh cần chuẩn bị là chỉ thực và cám chao vàng khô rồi tán bột. Một ngày dùng 2 lần, mỗi lần dùng khoảng 8g và dùng tới khi thấy có kết quả hoặc bệnh tình cảm thấy thuyên giảm thì ngưng.

Trị sa tử cung

Dùng chỉ thực và sung úy tử, mỗi vị lấy 15g, sắc lấy thuốc uống 100ml/ngày dùng liên tục trong vòng 1 tháng là thấy có kết quả.

Trị đau bụng sau sinh

Để thực hiện bài thuốc này, chúng ta cần chuẩn bị: Chỉ thực: 8g và 8g Thược dược, Rượu và 600ml nước lọc.

Rửa sạch Chỉ thực và thược dược với nước muối loãng rồi bỏ vào chảo chao vàng cùng với rượu. Sau đó, bỏ nguyên liệu vào nồi sắc cùng 600ml nước lọc. Đun cho tới khi nước cạn còn lại 200ml thì tắt bếp và chắt nước uống.

Hoặc chúng ta cũng có thể tán hai vị thuốc thành bột mịn và uống cùng với 350ml nước, sử dụng 1 lần/ngày và dùng trong 5 ngày cho tới khi bệnh tình thuyên giảm.

Chữa bệnh trĩ kinh niên

Để trị dứt điểm bệnh trĩ, chúng ta dùng cây chỉ thực tán bột rồi hoà với mật ong, viên thành những viên thuốc to bằng hạt ngô (bắp). Uống 30 viên trước khi ăn. Đồng thời, cần kết hợp với một chế độ ăn uống lành mạnh, hạn chế ăn đồ cay nóng hay dùng bia rượu để phát huy hiệu quả cao nhất của thuốc.

Trên đây là một số thông tin mang tính chất tham khảo. Vì vậy trước khi quyết định sử dụng chỉ thực, chúng ta vẫn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ, y sĩ để việc sử dụng thuốc có hiệu quả và an toàn.

Nguồn: thuocnam.edu.vn tổng hợp

Nguồn theo Y tế Việt Nam

Có thể bạn quan tâm

Bài thuốc Đông y bổ máu từ vị thuốc đương quy

Đương quy, hay còn gọi là tần quy, vân quy, xuyên quy, đã từ lâu ...