Danh mục
Trang chủ >> CÂY THUỐC - VỊ THUỐC >> Những bài thuốc đông y được sử dụng thục địa để chữa bệnh

Những bài thuốc đông y được sử dụng thục địa để chữa bệnh

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

Thục địa được biết đến là vị thuốc có vị ngọt, tính hàn, quy vào kinh Can, Tâm, Tỳ, Phế. Dược liệu được dùng điều trị bệnh tiểu đường, vô sinh ở nữ giới, tiểu ra máu, di tinh,… Hãy cùng tìm hiểu vị thuốc này qua bài viết dưới đây nhé!

Cây thục địa

Cây thục địa

Một số bài thuốc từ vị thuốc Thục địa

Bác sĩ Y học cổ truyền Sài Gòn cho biết: Thục địa là cây thân thảo, sống lâu năm, chiều cao trung bình từ 20 – 30cm. Lá thường mọc túm lại dưới gốc cây, mọc đối xứng ở các đốt thân. Lá có hình bầu dục dài, mép có răng cưa, nhiều nếp nhăn. Lá gần gốc dài, hẹp. Toàn thân cây thục địa phủ lớp lông trắng mềm, mịn.

Cây thuộc nhóm cây rễ củ, mỗi cây có 5 – 7 củ. Củ có cuống, vỏ có màu đỏ nhạt. Hoa mọc thành chùm trên ngọn cây, hoa 5 cánh, đài có hình chuông. Bên ngoài hoa có màu đỏ tím, bên trong màu vàng có vân tím. Quả bế đôi, hình tròn trứng, bên trong quả có nhiều hạt nhỏ màu nâu nhạt.

Một số bài thuốc được sử dụng thục địa trong hỗ trợ điều trị bệnh như sau:

Trị đại dịch khó cứu, ôn độc phát ban

Chuẩn bị: Thục địa 240g, Đậu xị 480g, Mỡ lợn 960g, Hùng hoàng và Xạ hương kích thước bằng hạt đậu. Mang tất cả nguyên liệu đi nấu sôi 5, 6 lượt. Đến khi cạn còn 3 phần đến cho thêm Hùng hoàng, Xạ hương trộn đều và uống.

Trị chảy máu cam tái phát nhiều lần

Chuẩn bị Thục địa, câu kỷ tử, địa cốt bì, mỗi vị thuốc phân vị bằng nhau. Mỗi ngày sắc 8 g thuốc uống cùng với mật ong. Mỗi ngày 3 lần.

Trị chảy máu cam và ngực có nhiều nhiệt

Chuẩn bị can địa hoàng, bạc hà, long não phân vị bằng nhau, dùng uống với nước lạnh.

Trị tiểu ra máu và huyết nhiệt

Chuẩn bị Hoàng cầm (sao vàng) 20g, A giao (sao vàng) 4g, Trắc diệp (sao vàng) 4g, Thục địa 8g. Sắc uống sau bữa ăn chính.

Trị thoái hóa cột sống và viêm

Chuẩn bị Thục địa 30 cân, Nhục thung dung 20 cân, Kê huyết đằng đều 20 cân, Dâm dương hoắc 20 cân, Cốt toái bổ 20 cân. Mang đi sấy khô, tán thành bột, ray mịn. Sắc các vị thuốc còn lại thành cao đến khi trọng lượng còn 22 cân thì thêm 3 cân Mật vào, trộn đều và làm thành viên hoàn. Mỗi lần sử dụng 2 hoàn (khoảng 5g), mỗi ngày 2 – 3 lần.

Trị huyết trưng

Chuẩn bị ô tặc cốt 80g, thục địa 40g. Mang các vị thuốc tán thành bột mịn. Khi sử dụng thì chia thành 7 lần, uống kèm rượu.

Trị huyết áp cao

Trang tin tức Cây thuốc – vị thuốc cho biết: Để điều trị huyết áp cao, mỗi ngày sử dụng 20 – 30 g Thục địa, liên tục trong 2 – 3 tuần. Kiên trì thực hiện để đạt hiệu quả tối đa.

Trị có thai bị ra huyết

Chuẩn bị thục địa 240g, can khương 40g. Tán 2 vị thuốc thành bột. Mỗi ngày chia uống 3 lần, mỗi lần 1 thìa uống kèm rượu.

Trị dương minh ôn bệnh

Chuẩn bị nguyên sâm 40g, mạch môn 32g, thục địa 32g. Sắc cùng 8 chén nước cho đến khi còn 3 chén. Khi nào thấy miệng khô thì uống. Nếu chưa đi đại tiện được thì lại uống.

Trị tiểu đường

Sử dụng Thục địa 12g, Thái tử sâm 16g, Ngũ vị tử 8g sắc thành thuốc uống.

Phần củ của thục địa

Phần củ của thục địa

Một số lưu ý khi sử dụng thục địa

Giảng viên Y sĩ Y học cổ truyền đưa ra một số lưu ý cho mọi người khi sử dụng vị thuốc Thục địa như sau:

  • Không dùng thục địa cho người có cơ thể thiên hàn, tích tụ khí, dịch tiết. Người thiếu dương khí, vị khí hư hàn, ngực đầy.
  • Thục địa kỵ bối mẫu, vô di, tam bạch, la bặc, phỉ bạch, thông bạch, cửu bạch.
  • Thục địa có một lượng độc tính nhẹ. Do đó, người dùng có thể bị tiêu chảy, đau bụng, chóng mặt do thiếu khí và thường hay hồi hộp.

Trên đây là một số đặc điểm, công dụng và các bài thuốc từ Thục địa. Người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ, thầy thuốc trước khi sử dụng để được hướng dẫn liều lượng, cách dùng và những lưu ý tốt nhất. Hy vọng bài viết cung cấp cho bạn đọc nhiều thông tin bổ ích.

Nguồn theo Y tế Việt Nam

Có thể bạn quan tâm

Bài thuốc Đông y bổ máu từ vị thuốc đương quy

Đương quy, hay còn gọi là tần quy, vân quy, xuyên quy, đã từ lâu ...