Danh mục
Trang chủ >> SỨC KHỎE ĐỜI SỐNG >> Những người tuyệt đối không được ăn mướp đắng quá nhiều

Những người tuyệt đối không được ăn mướp đắng quá nhiều

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

Mướp đắng (khổ qua) chứa nhiều vitamin và khoáng chất, bổ sung dưỡng chất cho cơ thể. Tuy nhiên, nếu sử dụng sai cách cũng có thể gây hại cho sức khỏe.

Những người tuyệt đối không được ăn mướp đắng quá nhiều

Theo các chuyên gia y tế thì chỉ cần sử dụng mướp đắng không đúng thì loại thực phẩm này vẫn có thể trở thành “thuốc độc”, gây hại cho cơ thể của bạn. Dưới đây là một số đối tượng cần tránh khi ăn mướp đắng (khổ qua).

Những người bị huyết áp thấp, hạ đường huyết không nên ăn mướp đắng

Thông tin trên trang sức khỏe đời sống cung cấp: Khổ qua có thể giảm đường huyết, thanh nhiệt, thế nhưng lại không có lợi cho tim mạch, vì vậy những người bị hạ đường huyết, huyết áp thấp không nên ăn mướp đắng quá nhiều. Bên cạnh đó, những người có huyết áp và đường huyết bình thường cũng không nên ăn quá nhiều vì có thể ảnh hưởng không tốt đến huyết áp.

Những người bị thiếu canxi cũng nên tránh mướp đắng

Axit oxalic trong khổ qua sẽ ngăn cản cơ thể hấp thu canxi. Người bình thường trước khi ăn nên luộc khổ qua trước để loại bỏ phần nào vị đắng và axit oxalic, sẽ có lợi cho cơ thể hấp thu canxi trong thức ăn. Những người bị thiếu canxi thì nên tránh ăn hoặc hạn chế ăn khổ qua.

Những người bị thiếu canxi cũng nên tránh mướp đắng

Những người bị thiếu canxi cũng nên tránh mướp đắng

Phụ nữ mang thai và đang cho con bú không nên ăn mướp đắng

Mướp đắng có thể gây co thắt tử cung, xuất huyết và làm hư thai. Ngoài ra mướp đắng còn gây kích thích tử cung và có thể dẫn đến sinh non. Còn đối với đối tượng là phụ nữ đang cho con bú cũng không nên ăn mướp đắng vì một số thành phần không tốt có thể được truyền qua sữa mẹ. Mặc dù chưa nghe quả mướp đắng nguy hiểm cho bào thai tại Việt Nam, nhưng những nghiên cứu trước đây đã cho thấy, hạt mướp đắng có thể làm hư thai và quả mướp đắng có khả năng gây đột biến gene. Do đó không nên dùng mướp đắng cho phụ nữ có thai. Giảng viên Cao đẳng Hộ sinh – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cũng khuyên các thai phụ và phụ nữ đang cho con bú hạn chế tối đa ăn mướp đắng.

Người mắc bệnh tiêu hóa cũng là đối tượng cần tránh ăn mướp đắng

Việc ăn mướp đắng hàng ngày rất tốt cho sức khỏe nhưng nếu ăn quá nhiều có thể dẫn đến tiêu chảy và các vấn đề dạ dày. Khi dùng mướp đắng (ở mọi dạng chế biến), không được dùng huyền sâm hoặc các chế phẩm có huyền sâm. Mướp đắng tính mát, không nên dùng cho người tỳ vị hư hàn (rối loạn chức năng tiêu hóa do lạnh).

Người bị bệnh gan, thận cũng nên tránh ăn mướp đắng vì sẽ khó tiêu hóa

Cụ thể, đối với người bị bệnh về gan và thận cần tránh ăn mướp đắng vì chúng rất khó tiêu hóa, có thể gây đầy hơi. Những người bị thiếu men G6PD (loại men có vai trò quan trọng trong việc chuyển hóa của tế bào hồng cầu) nên tránh xa loại rau có vị đắng này.

Mướp đắng có thể độc hại cho tế bào gan ở thú vật, enzym gan tăng cao sau khi dùng mướp đắng. Các chất trong mướp đắng có khả năng thay đổi hình dáng tế bào gan.

Người bị bệnh gan, thận cũng nên tránh ăn mướp đắng vì sẽ khó tiêu hóa

Người bị bệnh gan, thận cũng nên tránh ăn mướp đắng vì sẽ khó tiêu hóa

Người bị bệnh thiếu men (enzyme) G6PD cũng cần tránh món ăn này

Đây là bệnh di truyền phổ biến do cơ thể không đủ men glucose-6-phosphate giúp tế bào hồng cầu hoạt động bình thường. Người bệnh có thể bị thiếu máu, đau đầu, sốt, đau dạ dày, thậm chí bị hôn mê hơn sau khi ăn mướp đắng.

Ngoài ra, độc tố vicine trong mướp đắng có khả năng gây ngộ độc tầm đậu (favism), một hội chứng cấp tính gây ra triệu chứng nhức đầu, đau thắt bụng và hôn mê.

Mặc dù là một loại thực phẩm tốt nhưng các đối tượng trên đây cũng cần tránh tối đa việc ăn mướp đắng vì có thể gây hại cho cơ thể của bạn.

Nguồn thuocnam.edu.vn

Nguồn theo Y tế Việt Nam

Có thể bạn quan tâm

Những điều cần làm trong mùa dịch

Thầy thuốc Đông Y – Những điều cần làm trong mùa dịch

Mặc dù dịch này không có gì quá nguy hiểm nhưng những thông tin mấy ...