Đại bi trong Y học cổ truyền có vị cay và đắng, mùi thơm nóng, tính ấm; có tác dụng khu phong, tiêu thũng, hoạt huyết, tán ứ. Có công dụng trị cảm sốt, thấp khớp, đau bụng kinh… Được dùng trong các bài thuốc dùng ngoài chữa chấn thương, mụn nhọt, ghẻ ngứa. Có thể làm thuốc ngâm rượu để xoa bóp chỗ đau
Y học cổ truyền bài thuôc bắc chữa bệnh từ cây đại bi
Chữa cảm mạo, ho, sốt nóng: Dùng 5-12g lá đại bi nấu nước uống, giã nát lá đắp vào thái dương chữa nhức đầu. Hoặc có thể nấu nước xông cho ra mồ hôi, dùng riêng hay phối hợp với các loại lá khác có tinh dầu như lá sả, bưởi, cam, tre… mỗi thứ một nắm cho vào nồi đổ ngập nước đun sôi để xông, xông ở nơi kín gió trước, trong và sau khi xông phải lau khô mồ hôi… có thể xông từ 2 – 3 lần trong 1 tuần khi dứt cảm cúm có sốt nhẹ.
Chữa ho do cảm mạo: Lá đại bi 200g, lá chanh 50g, rễ cà gai leo 100g, rễ thuỷ xương bồ 100g, củ sả 100g, trần bì 50g, tất cả phơi khô, cắt nhỏ nấu với nước 2 lần để được 700ml nước thuốc, lọc, rồi thêm 300ml xi rô để được 1 lít cao. Ngày uống 40ml, chia làm 2 lần.
Bài thuốc nam hỗ trợ điều trị thấp khớp: Đại bi (thân, rễ) khô 20g, ké đầu ngựa 10g, bạch chỉ 20g, thiên niên kiện 20g. Sắc uống ngày 1 thang.
Ðau bụng kinh: Rễ đại bi 30g, ích mẫu 15g, sắc uống.
Đầy bụng, khó tiêu: Lá đại bi 30g tươi sắc uống ngày 1 lần. Uống 3 ngày
Chữa ghẻ: Lá đại bi tươi, lá hồng bì dại, mỗi thứ một nắm, rửa sạch, giã nát, vắt lấy nước cốt đặc bôi.
Tuyển sinh lớp Y sĩ Y học Cổ truyền Sài Gòn
Nếu bạn có nhu cầu học Y sĩ Y học cổ truyền. Hãy liên hệ Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn địa chỉ số 215 D+E Nơ Trang Long – Quận Bình Thạnh – Thành Phố Hồ Chí Minh.
☎ Hotline: 07.6981.6981 – 09.6881.6981. Zalo tư vấn: 09.6881.6981