Danh mục
Trang chủ >> BÀI THUỐC HAY >> Tìm hiểu những bài thuốc chữa bệnh từ thảo dược “liên kiều”

Tìm hiểu những bài thuốc chữa bệnh từ thảo dược “liên kiều”

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

Liên kiều là vị thuốc có tác dụng tan mủ, giải độc, tiêu viêm và trừ nhiệt. Từ rất lâu dược liệu này đã được sử dụng trong các bài thuốc chữa mụn nhọt, lao hạch, sưng vú, viêm cầu thận…

Liên kiều có tác dụng tiêu viêm, trừ nhiệt, tan mủ và giải độc

Liên kiều có tác dụng tiêu viêm, trừ nhiệt, tan mủ và giải độc

LIÊN KIỀU LÀ CÂY GÌ?

Tên gọi khác: Liên kiều có nhiều tên gọi khác nhau, tùy theo vùng miền. Ví dụ: Dị Kiều (Nhĩ Nhã), Đại liên tử (Đường Bản Thảo), Không Xác (Trung Dược Chí), Lạc Kiều, Tam Liêm Trúc Căn (Biệt Lục), Hạn Liên Tử (Dược Tính Lục), Tam Liên, Lan Hoa, Chiết căn, Liên kiều tâm, Liên Thảo, Đới Tâm Liên kiều, Hốt Đồ Liên kiều, Tỉnh Liên Kiều, Kiều, Hoàng Thiều, Liên Dị, Giản Hoa, Không Kiều, Châu Liên Kiều, Liên Kiều Xác, Tỳ Liên, Dịch Ách Tiền, Đại.

Tên khoa học: Forsythia suspensa Vahl

Họ: Nhài (Oleaceae)

Thành phần chủ yếu: Phenol Liên kiều (C15H1807), có khoảng 4,89% saponin và 0,2% ancaloit (theo thông tin từ Viện nghiên cứu Y học Bắc kinh) có một số loại glucozit là phylirin, saponin, vitamin PP và tinh dầu (Tăng quảng Phương 1936).

CÔNG DỤNG VÀ LIỀU DÙNG LIÊN KIỀU NHƯ THẾ NÀO?

Liên kiều có nhiều tác dụng được sử dụng nhiều trong các bài thuốc đông y đặc trị. Như sau:

  • Tính vị trong Y học cổ truyền: Liên kiều có vị đắng, hơi hàn, không độc, vào 4 kinh tâm, đởm, tan tiêu và đại trường có tác dụng trong việc tán khách nhiệt ở những kinh, chữa sang thũng. Hoặc giả còn nói rằng liên kiều tán chư kinh huyết ngưng, khí tụ, lợi thủy đạo, đặc biệt có thể sát trùng, chỉ thống, tiêu thũng, làm tiêu mủ.
  • Thường được sử dụng: trong các trường hợp bị vi huyết quản dễ vỡ đứt, điều trị mụn nhọt, bệnh ghẻ lở, giúp giải độc, tràng nhạc. Còn có thể dùng trong đơn thuốc thông tiểu tiện, chữa chứng nôn mửa, đả thông kinh nguyệt.

Liên kiều có tác dụng điều trị bệnh lao hạch

Liên kiều có tác dụng điều trị bệnh lao hạch

CÁC BÀI THUỐC CHỮA BỆNH TỪ DƯỢC LIỆU LIÊN KIỀU

Có rất nhiều bài thuốc đặc trị các bệnh ở cơ thể con người, dưới đây là một số bài thuốc rất hữu ích, bao gồm:

Bài thuốc trị trẻ nhỏ bị nhiệt:

Dùng phòng phong, sơn chi tử, liên kiều và chích thảo hàm lượng bằng nhau. Đem các dược liệu tán bột, mỗi lần sử dụng 8g sắc với 1 chén nước sạch. Sắc đến khi nước còn 7 phân, đem lọc bã và sử dụng khi còn ấm.

Bài thuốc trị lịch không tiêu và bệnh lao hạch:

Dùng cù mạch, liên kiều, quỷ tiễn vũ và chích thảo bằng hàm lượng nhau. Đem các vị tán bột, mỗi lần sử dụng 8g với nước cơm. Ngày dùng 2 lần cho đến khi thấy triệu chứng của bệnh dần thuyên giảm.

Bài thuốc trị loa lịch:

Dùng mè đen và liên kiều, mỗi thứ 150g, tán thành bột. Sử dụng từ 4 – 8g/ 2 lần/ ngày sẽ thấy bệnh dần tan biến

Bài thuốc trị ban chẩn, mụn nhọt và đơn độc:

Dùng bồ công anh, dã cúc hoa và liên kiều, mỗi thứ 12g. Đem sắc uống cho đến khi tiêu nhọt.

Bài thuốc trị ban xuất huyết:

Sắc liên kiều 30g với một ít nước, còn lại 150ml. Chia thành 3 lần uống, dùng trước bữa ăn và uống hết trong ngày.

Bài thuốc trị vú sưng:

Dùng bồ công anh 12g, bồ kết thích 4g, liên kiều 16g với kim ngân hoa 5g. Đem sắc với 500ml nước, sắc còn 200ml, chia thành 3 lần uống.

NHỮNG LƯU Ý KHI SỬ DỤNG LIÊN KIỀU ĐỂ CHỮA BỆNH

Liên kiều mặc dù là dược liệu xuất hiện trong nhiều các bài thuốc dân gian nhưng cần dùng đúng cách mới phát huy được hết các tác dụng.

Mặt khác ở một số trường hợp, người bệnh cần tránh sử dụng dược liệu này nếu không muốn gặp phải những tác dụng phụ nguy hại đến cơ thể con người:

  • Theo Trung Dược Học: Kiêng dùng khi có khí hư kèm theo triệu chứng sốt, mụn nhọt thể âm hay đã vỡ, tiêu chảy, tỳ hư.
  • Theo Dược Phẩm Vang Yếu: Không dùng khi bệnh ung nhọt đã vỡ mủ, hỏa nhiệt thuộc hư, phân lỏng, tỳ vị hư yếu.

Ngoài ra, dược liệu này còn có thể tạo ra tương tác khi dùng chung với các thuốc làm chậm quá trình đông máu. Điển hình như heparin, warfarin, enoxaparin, dalteparin…

Nguồn theo Y tế Việt Nam

Có thể bạn quan tâm

Suy giảm nội tiết tố nữ nên uống thuốc gì theo Đông Y?

Rối loạn nội tiết tố nữ là một trong những tình trạng gây ra nhiều ...