Trong thời kỳ mãn kinh, việc sản xuất các hormone sinh dục giảm, kéo theo những thay đổi về sức khỏe, gây ra các tình trạng khó chịu như chứng bốc hỏa, da khô, đau lưng, đau xương khớp
- Những bài thuốc đông y hỗ trợ điều trị chứng tỳ hư hiệu quả
- Thầy thuốc đông y chia sẻ bài thuốc điều trị trào ngược dạ dày thực quản
Chứng bốc hỏa là gì?
Mãn kinh là tình trạng không hành kinh vĩnh viễn và không còn khả năng sinh sản tự nhiên. Đây là một hiện tượng sinh lý bình thường do suy buồng trứng, không tiết được các hormon sinh dục, hậu quả là làm biến đổi và rối loạn tạm thời một số chức năng tâm sinh lý ở phụ nữ. Một người phụ nữ được xác định là mãn kinh khi không hành kinh 12 tháng. Theo các thống kê, hơn 80% phụ nữ có những thay đổi ảnh hưởng không nhỏ tới cuộc sống ở quanh thời kỳ mãn kinh. Hai biểu hiện đặc trưng của rối loạn vận mạch ở phụ nữ mãn kinh là chứng bốc hỏa và vã mồ hôi đêm.
Theo các bác sĩ Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn, cơn bốc hỏa được định nghĩa là cơn phừng nóng thoáng qua và tái diễn ở mặt hoặc ngực và sau đó lan khắp cơ thể, kèm theo vã mồ hôi, cảm giác nóng toàn thân, hồi hộp đánh trống ngực, cảm giác lo lắng, và đôi khi kèm theo ớn lạnh diễn ra sau đó. Cơn bốc hỏa kéo dài từ 1 đến 5 phút, trung bình 3 đến 4 phút và có thể lặp lại nhiều lần trong ngày, số lần nhiều hay ít tùy thuộc từng người. Những phụ nữ chứng bốc hỏa thường có ngưỡng nóng, toát mồ hôi rất gần với ngưỡng lạnh. Ngoài ra, khi thần kinh căng thẳng hay sự hốt hoảng sợ sệt cũng có thể gây ra cơn bốc hỏa ở phụ nữ mãn kinh.
Chứng bốc hỏa thường bắt đầu 1 đến 2 năm trước mãn kinh và tiếp tục khoảng 6 tháng đến 5 năm sau mãn kinh, khoảng 15% trường hợp bốc hỏa có thể dai dẳng đến 30 năm sau mãn kinh.
Bốc hỏa ở phụ nữ mãn kinh được chữa trị như thế nào?
Các bài thuốc Đông y chữa bốc hỏa thường căn cứ vào triệu chứng của bệnh. Cụ thể:
Bài thuốc chữa chứng bốc hỏa nặng: Áp dụng cho những người có chứng bốc hỏa thường xuyên, ngủ ít, hay giật mình, toát mồ hôi, bức bách trong lồng ngực…
- Bài thuốc 1. Thành phần: Bạch Biển Đậu (sao vàng) 16g; ích mẫu 16g; trinh nữ 16g; lá vông 16g; rau má 16g; hoàng cầm 12g; chi tử 12g; bạch thược 12g; đương quy 12g; phòng sâm 12g; cam thảo 12g; bán hạ chế 10g; nhân trần 10g; bạch linh 10g; trần bì 10g. Các vị thuốc đem sắc với nước, sử dụng mỗi ngày một thang, chia ra uống sáng, chiều, tối (chia ra 3 lần để sắc). Các thành phần trong bài thuốc có tác dụng dưỡng tâm, điều trung, mát gan, hạ khí.
- Bài thuốc 2. Thành phần: Táo nhân (sao đen) 16g; cam thảo đất 16g; hoàng kỳ 12g; đương quy 12g; thục địa 12g; ích mẫu 12g; bán hạ 10g; hậu phác 10g; hoàng liên 10g; hoàng bá 10g; bạch linh 10g. Các vị thuốc đem sắc với nước, sử dụng mỗi ngày một thang, chia ra uống sáng, chiều, tối (chia ra 3 lần để sắc). Bài thuốc có công dụng hạ khí, điều hòa trung châu đồng thời giúp an thần, hòa can, dưỡng can.
- Bài thuốc 3. Thành phần: rau má 16g; hắc táo nhân 16g; cát căn 16g; hoài sơn 16g; xa tiền 12g; hoàng cầm 12g; ngưu tất 12g; đương quy 12g; trạch tả 12g; thục địa 12g; sơn thù 12g; hoàng kỳ (sao mật) 12g; bán hạ 10g; chỉ xác 10g. Các vị thuốc đem sắc với nước, sử dụng mỗi ngày một thang, chia ra uống sáng, chiều, tối (chia ra 3 lần để sắc). Bài thuốc có tác dụng hạ khí, an thần, bổ âm và thanh nhiệt.
Bài thuốc chữa chứng bốc hỏa nhẹ: Theo bác sĩ giảng viên Cao đẳng Y Dược TPHCM áp dụng khi cơn bốc hỏa ở phụ nữ thưa dần, đau đầu, tinh thần không ổn định, đau xương khớp, mệt mỏi, da khô sạm, xuất hiện nếp nhăn, ngủ ít hay trằn trọc.
- Bài thuốc 1: Thành phần: nam tục đoạn 16g; tang ký sinh 16g; hắc táo nhân 16g; khởi tử 12g; khiếm thực 12g; thạch hộc 12g; rễ cây cúc tần 12g; bưởi bung 12g; hoàng kỳ 12g; thảo quyết minh (sao kỹ) 12g; cam thảo 12g; đỗ trọng 10g; bán hạ chế 10g; nhân trần 10g; trần bì 10g. Cách dùng: Các vị thuốc đem sắc với nước, sử dụng mỗi ngày một thang, chia ra uống sáng, chiều, tối (chia ra 3 lần để sắc). Bài thuốc có tác dụng hạ khí, an thần và bổ thận thủy.
- Bài thuốc 2: tang ký sinh 16g; hắc táo nhân 16g; khiếm thực 16g; thạch hộc 12g; tục đoạn 16g; hoài sơn 16g; liên nhục 16g; thục địa 12g; trạch tả 12g; độc hoạt 12g; cam thảo 12g; đỗ trọng 10g; cẩu tích 10g; bán hạ 10g; hậu phác 10g; bạch linh 10g. Các vị thuốc đem sắc với nước, sử dụng mỗi ngày một thang, chia ra uống sáng, chiều, tối (chia ra 3 lần để sắc). Tác dụng của bài thuốc là giúp hạ khí, bổ thận thủy và điều hòa trung châu, tức là bổ thủy để kìm hỏa.
Một số bài thuốc khác để chữa chứng bốc hỏa: Với những người có mồ hôi toát ra bất kỳ, hạ sườn đau tức, đau đầu chóng mặt, da vàng sạm, tiểu đỏ, ăn uống kém, khó ngủ, hay giật mình, tim hồi hộp… Lúc này cần, điều trị bằng các thang thuốc có công dụng hạ khí, bình can, an thận, lợi tiểu.
- Bài thuốc 1. Thành phần: đinh lăng 16g; trạch lan 16g; củ đợi 12g; nam hoàng bá 12g; hạ liên châu 12g; đương quy 12g; xa tiền 12g; hoàng kì 12g; bạch thược 12g; phòng sâm 12g; cam thảo 12g; khởi tử 12g; uất kim 10g; đại táo 10g; bán hạ 10g; hậu phác 10g. Các vị thuốc đem sắc với nước, sử dụng mỗi ngày một thang, chia ra uống sáng, chiều, tối (chia ra 3 lần để sắc). Các vị thuốc phối hợp có công dụng giải uất, máy gan, lợi tiểu, an thần.
- Bài thuốc 2. Thành phần: lá vông 16g; lá dâu 16g; nam hoàng bá 16g; chi tử 12g; củ đợi 12g; hạ liên châu 12g; đương quy 12g; đan bì 10g; bạch linh 10g; nhân trần 10g. Các vị thuốc đem sắc với nước, sử dụng mỗi ngày một thang, chia ra uống sáng, chiều, tối (chia ra 3 lần để sắc). Công dụng của bài thuốc giúp mát gan, lợi mật, lợi tiểu và an thần.
Bên cạnh sử dụng các bài thuốc đông y chữa bốc hỏa. Một số vitamin và khoáng chất có tác dụng trong việc chữa chứng bốc hỏa ở phụ nữ mãn kinh và dự phòng các bệnh lý như vitamin E, Calcium và vitamin D. Vitamin E được ghi nhận trong điều trị chứng bốc hỏa vào những năm 1940. Nghiên cứu cắt ngang vào năm 1998 trên 120 phụ nữ sử dụng vitamin E với 35 liều 800IU/ngày trong vòng 4 tuần thì nhận thấy rằng vitamin E đã làm giảm 1 cơn bốc hỏa/ngày.